|
Ảnh minh họa |
Theo đó, trong 15 ngày
đầu tháng, tại miền Nam, giá thóc ổn định, giá gạo tăng so với 15 ngày đầu
tháng 2, gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá trong khoảng 7.950 - 8250
đồng/kg (tăng 175 đồng/kg). Cục quản lý giá cho rằng nguyên nhân này là do giá
chào bán gạo Thái Lan tăng và giữ ở mức cao do Chính phủ Thái Lan tiếp tục duy
trì chương trình thu mua gạo với giá cao. Giá chào bán gạo của Việt Nam tăng do
giá gạo Thái Lan tiếp tục ở mức cao, một số nhà nhập khẩu đã chuyển sang mua
gạo của Việt Nam; tình hình xuất khẩu khả quan cùng với việc thực hiện thu mua
tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo của Chính phủ đã tác động làm giá gạo trong nước
tăng. Dự báo, giá thóc gạo trong nước ổn định hoặc tăng nhẹ trong thời gian
tới.
Đối với mặt hàng thực
phẩm tươi sống, giá có xu hướng giảm so với tháng trước. Riêng giá thịt bò và
thịt gà sau khi tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ, giữ giá sau Tết, nhưng
đến nay đã giảm mạnh và trở lại mức giá trước Tết. Thịt lợn hơi tại miền Bắc giá
phổ biến từ 42.000 - 45.000 đồng/kg, thịt bò thăn giá từ 220.000 - 230.000
đồng/kg (giảm 40.000 - 50.000 đồng/kg)... Cục Quản lý giá cũng dự báo từ nay
đến cuối tháng, giá mặt hàng thực phẩm tươi sống sẽ có xu hướng giảm do nhu cầu
tiêu dùng không cao, nguồn cung dồi dào.
Trên thị trường, giá bán
lẻ đường trắng trong nước 15 ngày đầu tháng ổn định so với cùng kỳ tháng
2/2013, dao động từ 19.000-23.000 đồng/kg. Mặt hàng đường cũng được dự báo sẽ
tiếp tục ổn định trong thời gian tới.
Mặt hàng thuốc cũng được
đánh giá là tiếp tục ổn định. Nguồn cung ứng thuốc vẫn đáp ứng nhu cầu phòng,
chữa bệnh cho nhân dân. Dự báo, giá thuốc nội ổn định, giá thuốc ngoại có thể
có điều chỉnh tăng giá tùy thuộc chính sách bán hàng của các nhà phân phối hoặc
nhập khẩu.
Với mặt hàng phân bón,
giá phân bón Urê tăng nhẹ so với tháng trước đó. Tại miền Bắc, giá dao động
khoảng 9.500-10.000 đồng/kg, tăng 500-600 đồng/kg; tại miền Nam giá phổ biến
khoảng 9.200-10.000 đồng/kg, tăng 200-600 đồng/kg. Nguyên nhân là do nhu cầu sử
dụng phân bón cho cây công nghiệp tăng cao.
Trên thị trường vật liệu
xây dựng, giá xi măng trong nửa đầu tháng 5 tại các Công ty sản xuất xi măng
thuộc Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam giảm từ 57.000 - 88.000
đồng/tấn. Nguyên nhân của tình trạng sụt giảm này là do nền kinh tế đang trong
thời kỳ khó khăn, nhu cầu xây dựng đình trệ, sức tiêu thụ xi măng giảm, nên các
đơn vị đã điều chỉnh giảm giá bán xi măng thông qua việc điều chỉnh giảm chiết
khấu thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế thị trường. Dự báo, 15 ngày
cuối tháng 3, giá xi măng tại các Công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng công Công
nghiệp Xi măng Việt Nam ổn định. Mặt hàng thép cũng được dự báo, giá bán lẻ
trong cuối tháng 3 đầu tháng 4/2013 ổn định so với thời điểm hiện nay.
Mặt hàng có tác động
nhiều đến giá cả các mặt hàng khác là xăng dầu vẫn tiếp tục ở mức ổn định nhờ
việc cho phép các doanh nghiệp sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Tuy nhiên,
theo đánh giá của Cục Quản lý giá, giá cả xăng dầu thế giới vẫn diễn biễn phức
tạp, trong nửa cuối tháng 3/2013 có thể tiếp tục biến động không nhiều hoặc
giảm nhẹ so những ngày đầu tháng do tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu
hiệu lạc quan./.
(Theo TTXNV)