|
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
dự và phát biểu tại lễ phát động. Ảnh: TTXVN |
Tham dự lễ phát động có
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành
Trung ương và đại diện 63 tỉnh, thành phố trong cả nước; các tổ chức quốc tế và
hơn 2.500 lao động đại diện cho người lao động tỉnh Bắc Giang.
Phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các
tổ chức, cá nhân người lao động cả nước đã có những nỗ lực, cố gắng và đóng góp
tích cực trong việc chăm lo và đảm bảo an toàn, tính mạng cho người lao động,
đồng thời mong muốn nhận được sự hợp tác, giúp đỡ hơn nữa từ các nước, các tổ
chức quốc trên thế giới để Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn nữa giảm thiểu
tai nạn lao động. Tuy nhiên, trước tình trạng tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc nghiêm trọng xảy ra trong các lĩnh
vực xây dựng, khai thác, tình hình cháy nổ xảy ra nhiều gây thiệt hại về tính
mạng và tài sản cho người dân, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu
cầu các bộ, ngành, địa phương và các lĩnh vực có liên quan cần tiếp tục rà
soát, hoàn thiện các hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật; huy động các nguồn
lực xã hội đầu tư cho công tác ATVSLĐ; triển khai có hiệu quả chương trình quốc
gia về ATVSLĐ, bệnh nghề nghiệp và PCCN; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, PCCN trong các
nghề có nguy cơ cao, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khu vực làng nghề; người
lao động cần phải có ý thức chấp hành nội quy, quy trình ATLĐ, có ý thức tự bảo
vệ mình, phòng chống tai nạn rủi ro…
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho
biết,
năm 2012 cả nước đã xảy ra 6.770 vụ tai nạn lao động (tăng gần 15% so với năm
2011), trong đó có 552 vụ gây chết người, tổng số người bị nạn gần 700.000
người (tăng 13%), trong đó có 606 người chết (tăng 5,6 %), 1.400 người bị
thương nặng, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và hàng trăm nghìn ngày công lao
động. Tai nạn lao động xảy ra nhiều và nghiêm trọng trong các lĩnh vực như cơ
khí, xây dựng khai thác khoáng sản, cơ khí, xây lắp… tập trung tại các địa bàn
trọng điểm phát triển công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà
Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh…Hơn 2 triệu người lao động được khám sức
khỏe định kì, trên 27.500 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp với chủ yếu các bệnh
như bụi phổi silic, điếc do tiếng ồn. Ngoài ra, cả nước xảy ra 1.906 vụ cháy
(tăng 5%) làm 73 người chết, 130 người bị thương, thiệt hại 652 hecta rừng; 20
vụ nổ làm chết 11 người, bị thương 20 người.
Tuy nhiên, hiện nay mới
có trên 19.000 doanh nghiệp có báo cáo về tình hình tình hình này, chiếm 5% số
doanh nghiệp trên toàn quốc. Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNLĐ, bệnh
nghề nghiệp là do người sử dụng lao động chưa có các quy trình, biện pháp
về ATLĐ, không có các thiết bị hoặc thiết bị không đảm bảo về ATLĐ; người lao
động vi phạm các quy trình, biện pháp về ATLĐ, không sử dụng các thiết bị và
phương tiện bảo vệ cá nhân; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với các
doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước chưa triệt để; việc điều tra, xử lý các
vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết người còn chậm, mức xử phạt thấp…
Tại buổi lễ, các đại
biểu được nghe Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam John Nielsen và đại diện Hiệp hội
an sinh xã hội quốc tế cũng chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực ATVSLĐ –
PCCN và đưa ra những khuyến nghị về công tác này đối với Việt Nam.
Dịp này, Thứ trưởng Bùi
Hồng Lĩnh – Phó trưởng Ban Chỉ đạo thường trực Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN
Trung ương đã trao cờ luân lưu cho lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - địa
phương đăng cai tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN lần thứ 16./.
(Theo
dangcongsan.vn)