Theo Chỉ
thị, để
phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả sự cố hóa chất độc hại trên phạm vi cả nước,
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa
phương và các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyền truyền
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố
hóa chất, đặc biệt là việc quản lý an toàn trong sản xuất, kinh doanh và sử
dụng hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất.
Bộ Công Thương cũng phải phải tăng
cường hướng dẫn, kiểm tra, rà soát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất đối với các doanh
nghiệp và các tổ chức, cá nhân liên quan; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành
hoặc kiến nghị ban hành mới các văn bản về tăng cường quản lý các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất nhằm chủ độ phòng ngừa các sự cố hóa chất,
cháy nổ xảy ra.
Chỉ thị
yêu cầu các Tập đoàn,
Tổng công ty, các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất phải
chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về công tác an toàn trong sản xuất,
kinh doanh và sử dụng hóa chất nhất là hóa chất nguy hiểm; tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt việc thực hiện các quy trình, quy chuẩn kỹ
thuật trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất nhất là các hóa chất nguy
hiểm. Đồng thời, phải xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự
cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặt tính của hóa chất,
đảm bảo đủ các trang thiết bị an toàn, phòng chống cháy, nổ, phòng chống rò rỉ,
phát tán hóa chất độc hại theo quy định và đảm bảo khả năng ứng phó tại chỗ khi
sự cố hóa chất xảy ra. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất quy mô
lớn cần lập phương án ứng phó sự cố và định kỳ thực hành diễn tập.
Bên cạnh đó, Chỉ thị yêu cầu UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chỉ đạo các cơ quan chức năng
trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp
tỉnh; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm trong ứng phó sự
cố hóa chất như Công Thương, Phòng cháy chữa cháy, Y tế... Đồng thời, chỉ đạo
cơ quan chức năng trên địa bàn hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở hóa chất
trên địa bàn xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa
chất phù hợp với quy mô điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất; tăng cường
công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật nhất là việc cấp
phép về sản xuất, kinh doanh và sử dụng hóa chất, vật liệu nổ của các cơ sở, tổ
chức, cá nhân trên địa bàn quản lý.
Bộ Công an phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, quản lý việc sản xuất, kinh
doanh, sử dụng hóa chất của các tổ chức, cá nhân; chỉ đạo lực lượng Phòng cháy,
chữa cháy chuẩn bị lực lượng, thiết bị và lập phương án ứng phó khi có sự cố
hóa chất xảy ra, trong đó có việc phối hợp với quân đội, chính quyền địa phương
sơ tán dân khỏi những vùng nguy hiểm và tham gia cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu
quả sự cố hóa chất.
Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn có
nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các
địa phương chỉ đạo, kiểm tra tình hình xây dựng các kế hoạch ứng phó, công
tác huấn luyện, diễn tập, ứng phó sự cố hóa chất của các tỉnh, đặc biệt các địa
phương có các nhà máy sản xuất hóa chất lớn, có nhiều nguy cơ xảy ra sự cố hóa
chất...