Bộ Công Thương trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên
Trả lời công dân
Bộ Công Thương trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên (29/08/2022)
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên Lê Văn Thìn đã gửi phiếu chấn vấn đến Bộ trưởng Bộ Công Thương xoay quanh vấn đề công tác dự báo lũ, quy trình xả lũ hiện nay của các thủy điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên, định hướng sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu. Bộ Công Thương đã có Văn bản trả lời nội dung chất vấn của đại biểu như sau:

Nội dung đại biểu Lê Văn Thìn chất vấn: Cuối tháng 11/2021, Phú Yên phải hứng chịu trận lũ lịch sử chưa từng có trong 40 năm qua. Đối tượng chịu thiệt hại chính là người nông dân, tài sản, mùa màng, gia súc, gia cầm mất trắng. Nguyên nhẫn chính là do điều kiện thời tiết bất thường. Bên cạnh đó, việc xả lũ nhanh, đồng loạt của các thủy điện trên thượng nguồn sông Ba đã tạo nên cơn lũ lịch sử này.

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về công tác dự báo lũ, về quy trình xả lũ hiện nay của các thủy điện khu vực miền Trung và Tây nguyên, đã thực hiện đúng chức năng cắt giảm lũ hay chưa? Để ủng phó với những mùa lũ sắp tới, trong điều kiện thời tiết bất thường như hiện nay, Bộ đã có giải pháp nào để không còn những cơn lũ thủy điện như vậy nữa, định hướng sản xuất nông nghiệp ứng phó biến đổi khi hậu trong thời gian đến như thế nào?”

Đối với chất vấn của Đại biểu, Bộ Công Thương trả lời như sau:

Về công tác dự báo lũ, lũ quét, sạt lở đất: 

Theo thông tin từ Tổng cục Khí tượng thủy văn, Việt Nam hiện chưa có khả năng dự báo được lũ quét, sạt lở đất (mới cảnh báo nguy cơ có khả năng xảy ra lũ quét tại một vùng hoặc khu vực rộng) do các mô hình dự báo quá trình mưa, lũ còn hạn chế, do thiếu dữ liệu về quan trắc, địa hình, thiếu thống tin số liệu về cấu trúc thảm phủ, lớp đất, tính chất cơ lý của đất. Sự thay đổi về sử dụng đất, phá rừng, khai thác khoáng sản, làm đường,... cũng là những nhân tố gây khó khăn trong công tác dự báo lũ quét, sạt lở đất. Tuy nhiên, công tác cảnh báo lũ, lũ quét, sạt lở đất những năm qua đã có nhiều cải tiến. Các đợt lũ lớn có thể cảnh báo trước 24 - 48 giờ. Các bản tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất được cung cấp 6h/lần và cập nhật liên tục tại các bản tin nhanh khi xuất hiện mưa lớn, gây nguy cơ lũ quét sạt lở đất. Khu vực cảnh báo lũ quét đã hướng tới quy mô cấp huyện, tỉnh. Mặc dù vậy, công tác cảnh báo vẫn còn hạn chế, cụ thể như: Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất có độ tin cậy chưa cao, còn có nhiều cảnh báo khống, cảnh báo trên phạm vi rộng trong khi yêu cầu cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ngày càng cao về độ chính xác, mức chi tiết, thời gian hạn dự báo dài hơn.

Về công tác xả điều tiết tuân thủ Quy trình vận hành khu vực miền Trung và Tây Nguyên:

Với địa hình thấp, dốc của các tỉnh miền Trung, cộng với tình hình thời tiết cực đoan, nguyên nhân chính là do biến đổi khí hậu và vấn đề biến đổi khí hậu mang tính toàn cầu, càng ngày thảm họa thiên nhiên càng khốc liệt hơn, tần suất nhiều hơn.

Từ thực tiễn quá trình triển khai vận hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn (Quy trình 1865) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/12/2019, các công trình thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn gồm Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Sông Bung 2, Thủy điện sông Bung 4, Thủy điện A Vương... mỗi công trình thủy điện đã thực hiện được chức năng vận hành điều tiết và cắt lũ cho hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn theo dung tích thiết kế của từng hồ; từ đó đã làm giảm lũ cho hạ du sông Vu Gia - Thu Bồn đi qua tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Cho đến nay, qua quá trình vận hành điều tiết lũ của các đơn vị chủ hồ và Lãnh đạo UBND tỉnh (trong các tình huống khẩn cấp) chưa thấy có dấu hiệu vi phạm các quy định tại quy trình vận hành hồ chứa. Công tác điều tiết hồ chứa đã thực hiện đúng quy trình vận hành liên hồ (do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và quy trình vận hành đơn hồ (do Bộ Công Thương ban hành). Nhờ vậy đã góp phần đáng kể việc cắt giảm lũ, giảm thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân vùng hạ du công trình.

Tuy nhiên, từ đợt mưa lũ bất thường trên lưu vực sông Ba, công tác phối hợp giữa Bộ Công Thương và các tỉnh trên lưu vực trong việc chủ động kiểm tra các hồ chứa thủy điện để chỉ đạo, điều hành việc phối hợp giữa các hồ chứa trong quá trình điều tiết lũ chưa được kịp thời, dẫn đến các hồ phía thượng nguồn điều tiết lũ gây bị động cho thủy điện sông Ba Hạ trong quá trình vận hành. Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa các thủy điện trên lưu vực còn chưa được nhịp nhàng, chặt chẽ, việc trao đổi thông tin giữa các hồ đôi khi chưa kịp thời, dẫn đến bị động trong khâu phối hợp, vận hành điều tiết lũ.

Để phối hợp xử lý những tình huống cấp bách như vụ việc nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị vận hành thủy điện cần tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu như: Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát Quy trình vận hành liên hồ chứa sông Ba Hạ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình mưa lũ cực đoan và năng lực điều tiết lũ của công trình. Tiếp tục phối hợp với UBND các tỉnh chỉ đạo các chủ hồ trên cấp thông tin vận hành để chủ động điều tốt là trong các tỉnh trưởng để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du đập. Chỉ đạo các chủ hồ rà soát quy trình vận hành đơn hồ trên cơ sở quy trình vận hành liên hồ chứa sửa đổi để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Giải pháp phòng, chống thiên tai, an toàn hồ, đập thủy điện trong thời gian tới:

Để giải quyết các bất cập nêu trên, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện một số giải pháp như sau:

Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan thực Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 62/2013/NO-QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội về tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy diện. Thực hiện công tác kiểm tra, đánh gia an toàn đập trước mùa lũ 2022 theo kế hoạch và phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các chủ hồ trên cùng lưu vực triển khai thực hiện công tác phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin vận hành để chủ động điều tiết lũ trong các tình huống để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du đập.

Thực hiện Kế hoạch Phòng chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định số 280/QĐ-BCT ngày 04 tháng 3 năm 2022; Chỉ thị về tăng cường công tác phòng, chống thiên tại và tìm cứu nạn năm 2022 theo Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 14 tháng 4 năm 2022 đã được phê duyệt, kiếm

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ Ủy ban nhân dân tỉnh khẩn trường cung cấp bản đồ ngập lụt cho các chủ hồ làm cơ sở xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp.

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh: Giải quyết dứt điểm hiện tượng vi phạm hành lang thoát lũ của công trình; tăng cường năng lực và trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan phòng chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các cấp ở địa phương để tăng hiệu quả trong phối hợp vận hành các công trình thủy điện; chỉ đạo các cơ quan PCTT&TKCN ở địa phương chủ động hơn nữa trong việc tham gia, phối hợp điều hành các hồ chứa thủy điện.

Đồng thời, chỉ đạo các Sở Công Thương thanh tra, kiểm tra toàn bộ các công trình thủy điện trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hoặc không thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về vận hành hồ chứa theo đúng quy định. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trên cùng lưu vực để thực hiện điều tiết hồ chứa trong các tình huống khẩn cấp, tránh dể xảy ra bị động gây nguy hiểm và thiệt hại cho vùng hạ du.

Mỹ Luận

 

Thống kê truy cập

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: