|
Đến năm 2020, cơ bản
kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề - Ảnh minh họa |
Mục tiêu cụ thể kế
hoạch đề ra đến năm 2015 đó là cơ bản hoàn thiện các công cụ chính sách, pháp
luật cho công tác quản lý và BVMT làng nghề, đặc biệt là các chính sách ưu đãi,
hỗ trợ cho làng nghề và làng nghề truyền thống; phân công, phân cấp cụ thể về
trách nhiệm quản lý làng nghề và các cơ sở sản xuất trong làng nghề giữa các sở,
ban, ngành và chính quyền địa phương; xây dựng, triển khai áp dụng thử nghiệm
một số mô hình làng nghề thủ công truyền thống điển hình, sản phẩm gắn với bản
sắc văn hóa dân tộc và làng nghề phục vụ du lịch; một số khu, cụm công nghiệp
làng nghề điển hình đảm bảo các điều kiện về BVMT để nhân rộng ra các huyện có
loại hình làng nghề tương tự...
Đến năm 2020, công khai và cập nhật
thường xuyên danh sách, thông tin về thực trạng các làng nghề được công nhận,
làng nghề chưa được công nhận và làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh; quản
lý chặt chẽ công tác BVMT tại các làng nghề, cơ bản kiểm soát được tình trạng ô
nhiễm môi trường làng nghề; không phát sinh làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng mới.
Đồng thời, phấn
đấu 100% các cơ sở sản xuất còn tồn tại trong các khu vực nông thôn tổ chức di
dời vào Cụm Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) - làng nghề hoặc chấm dứt hoạt động; di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường bao gồm ô nhiễm nước thải,
chất thải rắn, khí thải và tiếng ồn chưa được xử lý triệt trong khu dân cư vào
Cụm TTCN - làng nghề; 100% các khu, Cụm TTCN - làng nghề tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về BVMT...
Định hướng đến năm 2030, tiếp tục
phát triển làng nghề theo định hướng bảo tồn làng nghề truyền thống, bảo đảm 100%
các làng nghề trên địa bàn tỉnh được công nhận, thống nhất quản lý và tuân thủ
đầy đủ các điều kiện về BVMT; khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh;
hoàn thiện thể chế, chính sách về BVMT làng nghề
để triển khai đồng bộ và hiệu quả.
Kế hoạch đã đề ra các nhiệm
vụ chủ yếu để thực hiện các mục tiêu trên như: (1) Hoàn thiện cơ chế, chính
sách về BVMT làng nghề, trong
đó ban hành quy chế quản lý làng nghề và các văn bản có liên quan nhằm phân
định rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố và thị
xã và đặc biệt là cấp xã trong quản lý làng nghề, các đối tượng sản xuất trong
làng nghề nói chung và BVMT làng nghề nói riêng. (2) Thực thi có hiệu quả các công cụ quản lý môi trường như tổ chức điều tra,
thống kê, phân loại làng nghề và các cơ sở sản xuất trong làng nghề theo loại
hình sản xuất và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; các làng nghề được công nhận,
làng nghề chưa được công nhận và làng nghề truyền thống; mức độ ô nhiễm môi
trường làng nghề trên địa bàn tỉnh; triển khai quy hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2011-2020 định hướng đến năm 2030 trong
đó chương trình BVMT làng nghề thuộc mức
ưu tiên hàng đầu, cần sớm được triển khai thực hiện. (3) Triển khai các mô
hình công nghệ, các biện pháp kỹ thuật nhằm định hướng cho việc xử lý ô nhiễm
môi trường làng nghề. Trong đó, lựa chọn, xây dựng và áp dụng thử nghiệm các mô
hình làng nghề truyền thống gắn với du lịch, thực hiện tốt các quy định về BVMT
để nhân rộng ra các địa phương có các loại hình làng nghề tương tự. (4) Tăng cường công tác truyền thông, đào
tạo và nâng cao năng lực BVMT làng nghề, tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo,
tập huấn về quản lý môi trường làng nghề cho cán bộ các cấp
làm công tác quản lý môi trường làng nghề; các khóa đào tạo, tập huấn về xử lý
chất thải và BVMT cho các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong
làng nghề...
Mỹ Luận
(Nguồn KH số 86/KH-UBND ngày 06/9/2013)