Đồng thời, củng cố, kiện toàn Ban
chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) của các cơ
quan, đơn vị, các cấp, nhất là cấp xã, phường, thị trấn, đảm bảo đủ thành phần
cần thiết, có sự phân công, phân nhiệm cụ thể rõ ràng và nâng cao tinh thần
trách nhiệm của từng thành viên.
Thành
lập, củng cố các Tổ, Đội xung kích
UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức
năng thành lập, củng cố các Tổ, Đội xung kích, trong đó lực lượng thanh niên,
dân quân làm nòng cốt; kiểm tra và có kế hoạch sửa chữa, bổ sung các loại
phương tiện, vật tư, nhiên liệu, các thiết bị phục vụ công tác PCLB&TKCN đảm
bảo sẵn sàng huy động triển khai thực hiện các phương án PCLB&TKCN. Đồng
thời, chủ động lập phương án phòng chống lụt bão, thực hiện tốt phương châm “4
tại chỗ”.
Các địa phương rà soát các phương
án sơ tán dân cho phù hợp với thực tế, bố trí các khu dân cư cho phù hợp với
tình hình thực tế của từng địa phương, những vùng có khả năng bị ảnh hưởng lũ
quét, sạt lở đất, triều cường. Đồng thời, có kế hoạch và phương án lâu dài
để xây dựng các khu tái định cư.
Địa phương phải vận
động nhân dân triệt để chấp hành lệnh sơ tán khi bị thiên tai uy hiếp, việc sơ
tán phải hoàn thành trước khi lụt bão đến, đồng thời bố trí lực lượng đảm bảo
an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của người dân và tổ chức hậu cần chu đáo, tránh
việc sơ tán vào ban đêm.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các công trình
UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở,
ngành, địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn các công trình hồ
chứa nước, đê, đập, kè, cống, kênh mương, cầu, đường, cảng, luồng lạch, bến
bãi, trường học, nhà máy, hệ thống lưới điện, thông tin liên lạc, truyền hình,
phát thanh và các thiết bị khác nhất là thiết bị vận hành để sớm xử lý, gia cố
đảm bảo an toàn cho công trình; xây dựng quy trình, phương án vận hành, bảo vệ
công trình trong mùa lụt bão, có các phương án dự phòng đảm bảo hoạt động khi
lụt bão xảy ra nhất là các công trình ảnh hưởng đến các hoạt động khác như các
hệ thống: Điện, nước, thông tin liên lạc… Những công trình đang thi công dở
dang phải sớm hoàn thành hoặc đạt điểm dừng kỹ thuật trước mùa lụt bão, đảm bảo
an toàn.
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và
PTNT, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh và các địa phương tổ chức đăng ký, đăng
kiểm tàu thuyền, kiểm tra trang thiết bị của tàu thuyền, tham gia bảo hiểm đúng
quy định; đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của ngư dân trong
phòng tránh bão, khai báo vị trí và kiểm đếm tàu thuyền, hướng dẫn, sắp xếp neo
đậu tàu thuyền cũng như sớm di chuyển khỏi những nơi nguy hiểm nhất để có thể
phòng tránh bão và thông tin cứu hộ cứu nạn kịp thời, có hiệu quả nhất, vận
động ngư dân hoạt động theo Tổ, Đội sẵn sàng hỗ trợ trong sản xuất cũng như khi
gặp nạn.
UBND tỉnh cũng giao Sở Công Thương
chủ trì, phối hợp với các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường;
Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh; Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ; Công
ty CP Sông Ba; Đài Khí tượng Thủy văn Nam Trung Bộ trong việc điều tiết đảm bảo
nước cho hạ du trong mùa khô, xả lũ hợp lý trong mùa mưa; thông báo, cảnh báo
kịp thời đến địa phương để chủ động triển khai phòng, tránh, đảm bảo an toàn
cho công trình và hạn chế ngập lụt cho hạ du, kiểm tra an toàn hồ chứa thủy
điện.
UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ Tỉnh và Sở Nông
nghiệp & PTNT dự phòng đủ cơ số thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người và
gia súc; tổ chức các Tổ, Đội sơ cấp cứu lưu động sẵn sàng sơ, cấp cứu người
trong mùa lụt bão; Sở Công Thương phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành
phố có kế hoạch chuẩn bị dự trữ hàng hoá, nhu yếu phẩm cần thiết, đặc biệt
lương thực và nước uống sẵn sàng cung ứng cho nhân dân, nhất là những vùng sâu,
vùng xa, vùng thường bị cô lập; kiểm tra, theo dõi sự đảm bảo an toàn và công
tác xả lũ các hồ chứa thuỷ điện.
Mỹ Luận