Tổ chức làm vệ sinh môi trường, làm sạch nền nhà, bề mặc bàn ghế, đồ chơi của trẻ em. Hướng dẫn việc thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trong các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ và trong các hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi bằng nước xà phòng, hóa chất khử khuẩn thông thường hoặc Chloramin B; tăng cường kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh trong chế biến đồ ăn, nước uống của trẻ.
Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo hệ thống y tế tăng cường giám sát dịch tể, phát hiện sớm các trường hợp tay chân miệng để cách ly, điều trị kịp thời, xử lý triệt để dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để lây lan trên diện rộng; đặc biệt chú ý theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình tại các nhà trẻ, mẫu giáo trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chỉ đạo các bệnh viện (tuyến tỉnh, tuyến huyện), cơ sở điều trị chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện điều trị và giường bệnh, tổ chức tốt phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị để kịp thời tiếp nhận điều trị sớm bệnh nhân, hạn chế tối đa biến chứng và tử vong do bệnh tay chân miệng.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là các trường mẫu giáo, mầm non, nhóm trẻ gia đình) phối hợp với ngành y tế khẩn trương triển khai các biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh tay chân miệng trong mùa tựu trường năm học 2011-2012.
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan liên báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng để nâng cao hiểu biết, nhận thức về nguy cơ và tác hại của dịch bệnh, đồng thời chủ động, tự giác thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có hiệu quả; nghiêm cấm đưa tin sai sự thật gây hoang mang trong cộng đồng, xã hội.
Đề nghị Mặt trận và Hội, đoàn thể tỉnh phối hợp với các Sở Y tế, các ngành, đơn vị liên quan và địa phương tích cực và chủ động tham gia thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng nhân dân.
Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Phú Yên đã có 164 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó TP. Tuy Hòa: 46, huyện Phú Hòa: 32, huyện Đông Hòa: 25, TX. Sông Cầu: 7, huyện Tuy An: 17, huyện Tây Hòa: 15, huyện Sơn Hòa: 10, huyện Sông Hinh: 8 và huyện Đồng Xuân: 4. Bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm trẻ dưới 5 (chiếm tỷ lệ 92%) và từ 5-15 tuổi (chiếm 8%).
Quốc Vũ
(Nguồn CT số 19/CT-UBND ngày 20/8/2011)