|
Hoạt động
tín dụng nội bộ tại HTX Hòa Phong (Tây Hòa) góp phần huy động nguồn vốn mở
rộng SXKD - Ảnh PYO |
Hiện Phú Yên có 30 HTX ở các huyện miền núi như Sơn Hòa,
Sông Hinh, Đồng Xuân, hoạt động các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải. Hầu hết các HTX có quy mô
nhỏ, hiệu quả chưa cao, khả năng cạnh tranh yếu.
Theo Liên minh HTX tỉnh Phú Yên,
nguyên nhân chính là do thiếu vốn, các HTX không huy động được vốn góp của xã
viên và thậm chí vốn bị giữ lại trong dân. Tổng vốn đăng ký của các HTX khu vực
miền núi hơn 21 tỉ đồng nhưng 60% vốn lưu động hiện đọng ở công nợ.
Ông Nguyễn Văn Yên, Chủ nhiệm HTX
dịch vụ nông nghiệp thị trấn Củng Sơn (huyện Sơn Hòa) cho biết, trong địa
bàn HTX hoạt động có 2.595 hộ với 10.143 nhân khẩu nhưng đa phần bà con chưa
nhận thức được lợi ích của kinh tế tập thể, vẫn định kiến với hình thức HTX
kiểu cũ nên không mặn mà góp vốn.
Vốn cố định không có, trong khi đó
hơn nửa vốn tích lũy từ dịch vụ thủy lợi nằm lại trong dân với số tiền lên tới
hàng trăm triệu đồng.
Hàng năm, các huyện miền núi
tỉnh Phú Yên đã trích ngân sách hàng trăm triệu đồng để nâng cấp hệ thống
kênh mương nhằm duy trì nguồn thu cố định cho các HTX nhưng không thể kéo dài
vì ngân sách có hạn.
Để các HTX hoạt động hiệu quả, Liên
minh HTX Phú Yên đã có đề án kiện toàn đổi mới và phát triển kinh tế tập thể
đến năm 2015. Ông Lê Luân, Chủ tịch Liên minh HTX Phú Yên cho biết bên cạnh
giải thể bắt buộc đối với những HTX kém hiệu quả, sẽ tiếp tục thành lập mới một
số HTX nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Các HTX mới bám sát các chương
trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, qua đó, các HTX sẽ có nguồn vốn ban đầu từ chính sách ưu đãi và
có hướng đi cụ thể.
(Theo chinhphu.vn)