|
Vụ tai nạn giao thông làm 3 người
chết, 6 người bị thương tại dốc Trà Kê (Sơn Hòa, Phú Yên) ngày 19/2 - Ảnh
minh họa |
Cụ thể, 13 địa phương được Thủ tướng Chính phủ biểu dương
gồm: Cà Mau, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tây Ninh, Bạc Liêu, Kon Tum, Bình Phước,
Bình Định, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Hậu Giang, Kiên Giang và Tiền Giang.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng phê
bình 14 địa phương có số người chết vì tai nạn giao thông
trên địa bàn trong quý I/2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012, gồm: Lai Châu,
Khánh Hoà, Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Đăk Lăk, Lạng Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Thuận, Sơn La và Hà Tĩnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Trưởng
Ban An toàn giao thông các địa phương trên nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh
nghiệm và đề ra các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn, kiềm chế tai nạn giao
thông trên địa bàn, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia.
Khắc phục các điểm đen dễ gây tai
nạn giao thông
Theo báo cáo của Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc
gia, hai tháng đầu năm 2013 cả nước đã xảy ra 5.636 vụ tai nạn giao thông làm
chết 1.973 người, bị thương 5.794 người, so với cùng kỳ 2012 giảm 746 vụ
nhưng số người thiệt mạng tăng 298 người. Trong đó riêng tháng 2 tăng 169 vụ
(6,11%), tăng 323 người chết (44,01%), tăng 344 người bị thương (12,64%). Tai nạn giao thông trong tháng 3 đã giảm mạnh
so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, so với tháng trước, số
vụ giảm 34,5%; số người chết giảm 36,9%; số người bị thương giảm 29,3%. So
với tháng cùng kỳ năm 2012, số vụ giảm 9,2%; số người chết giảm 13,5%; số
người bị thương giảm 7,3%. Tuy nhiên, số vụ tai nạn giao thông trong quý
I/2013 còn cao hơn so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ý thức của người tham
gia giao thông, như: không chấp hành các tín hiệu giao thông; chở quá số
người quy định; không đội mũ bảo hiểm; uống bia rượu và chạy quá tốc độ cho
phép khi điều khiển phương tiện giao thông... |
Để thực hiện được mục tiêu giảm 5 -
10% tai nạn giao thông năm 2013, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước mắt các Bộ,
ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, Bộ Giao
thông vận tải chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, chấn chỉnh khắc phục
các yếu tố kỹ thuật, an toàn tại các điểm đen dễ gây tai nạn giao thông trên
các tuyến quốc lộ, tổ chức lắp đặt ngay giải phân cách cứng phân làn phương
tiện tại các đoạn có đủ điều kiện.
Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương - Trưởng ban An toàn giao thông các địa phương, đặc biệt
là các địa phương có số người chết do tai nạn giao thông tăng cao tập trung chỉ
đạo quyết liệt các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Cụ thể, cần
tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung triển khai thực hiện quyết
liệt, động bộ, thường xuyên, liên tục các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao
thông. Tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 8/3/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trên
các tuyến quốc lộ
Các địa phương cũng cần huy động đầy
đủ phương tiện, trang thiết bị và lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật
tự, Công an xã, Thanh tra giao thông tăng cường công tác quản lý, tuần tra kiểm
soát để ngăn chặn tai nạn giao thông, đặc biệt là xe tải, xe khách.
Cảnh sát giao thông các địa phương
tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm đối với lái xe chở khách,
tập trung xử lý các lỗi vi phạm tốc độ, lấn đường, vi phạm nồng độ cồn, chở quá
số người quy định; trọng điểm là các tuyến quốc lộ 1, 5, 14, 18, đặc biệt khu
vực miền Trung từ Nghệ An đến Quảng Trị và Phú Yên đến Bình Thuận; tăng cường
kiểm tra vào các thời điểm lái xe phóng nhanh, vượt ẩu, thời điểm thường xẩy ra
tai nạn giao thông. Tập trung xử lý tình trạng xe chở quá khổ, quá tải, trọng
điểm là các tuyến quốc lộ 1, 3, 5, 70, 20, 14.
Nghiêm khắc phê bình đơn vị để tai
nạn giao thông tăng cao
Một trong các giải pháp quan trọng
khác cần tập trung triển khai là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật
trật tự an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao
ý thức tự giác của người tham gia giao thông, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền về
pháp luật trật tự an toàn giao thông đến tận cơ sở, phường, xã, thị trấn.
Đẩy mạnh triển khai việc ký cam kết
giữa gia đình với tổ dân phố; đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; tuân thủ quy định tốc
độ; đã uống rượu bia không lái xe; xe mô tô, xe gắn máy không chở ba, bốn
người.
Định kỳ hàng tháng, Ban An toàn giao
thông các tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, rà soát tình hình tai nạn giao
thông, phân tích nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục; nghiêm khắc phê bình
các đơn vị để tai nạn giao thông tăng cao trên địa bàn.
(Theo chinhphu.vn)