Đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp, Ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn cùng với sự tham
gia của lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các sở, ngành liên
quan.
Theo báo cáo của UBND huyện Tuy An,
thời gian qua, đa số các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa
bàn đều chấp hành và thực hiện tốt các chính sách pháp luật về hoạt động khoáng
sản. Từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn huyện có 12 đơn vị được cấp phép khai
thác khoáng sản, nhưng hiện có 2 doanh nghiệp đã đóng cửa và đang phục hồi môi
trường; đối với công tác ký quỹ cải tạo môi trường, hầu hết các doanh nghiệp
thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát, đá làm vật liệu xây dựng
thông thường, hoạt động khai thác ngoài phạm vi ranh giới được cấp phép… còn
diễn ra phức tạp. Huyện đã xử phạt vi phạm hành chính 35 trường hợp với 175
triệu đồng.
Phát biểu kết luận tại buổi giám
sát, đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND huyện Tuy An
hoàn chỉnh báo cáo cụ thể, chi tiết hơn vì nội dung chưa bám sát yêu cầu của
đoàn, không phản ánh được tình hình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của
Nhà nước về khai thác khoáng sản; cần kiểm tra, rà soát lại những hoạt động nào
trong công tác xử lý các hành vi vi phạm khoáng sản thuộc thẩm quyền của huyện,
tránh tình trạng kiến nghị vượt cấp. Đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp cũng đề nghị UBND
huyện tăng cường công tác kiểm tra tình hình khai thác, đôn đốc việc hoàn
nguyên, đảm bảo môi trường, nhất là các doanh nghiệp khai thác ở xã An Chấn;
tiến độ hoàn nguyên của Công ty TNHH Luyện kim Sơn Giang. Bên cạnh đó, UBND huyện
phải chỉ đạo các ngành liên quan của huyện và các xã phối hợp đồng bộ, chặt chẽ
hơn trong công tác kiểm tra, quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi
trường.
Trước đó, ngày 15/3, Thường trực
HĐND tỉnh tổ chức đoàn giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về
quy hoạch, quản lý, khai thác khoáng sản gắn với khôi phục, bảo vệ môi trường
tại các mỏ khai thác trên địa bàn huyện Tây Hòa giai đoạn 2006-2012.
Theo báo cáo của huyện Tây Hòa, thời
gian qua, việc quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản ngày càng được
chú ý hơn. Từ năm 2006 đến ngày 31/12/2012, trên địa bàn huyện đã được UBND
tỉnh cấp 7 giấy phép khai thác mới và gia hạn khai thác 6 mỏ cát dọc sông Ba và
sông Bến Lái và 1 mỏ đá. Trữ lượng cấp phép khai thác cát bình quân khoảng
40.000m3/năm, thời hạn khai thác từ 6-9 tháng/năm. Riêng mỏ đá Suối
Cối trữ lượng khai thác: 975.000 m3/năm, thời hạn khai thác 20 năm.
Hiện tại, có 2 doanh nghiệp đang hoàn chỉnh thủ tục trình UBND tỉnh cho phép
thăm dò khai thác cát lâu dài trên diện tích khoảng 4,5 ha. Các hợp tác xã và
doanh nghiệp đã thực hiện tốt ký quỹ khắc phục cải tạo, phục hồi môi trường với
tổng số tiền hơn 135 triệu đồng, phí bảo vệ môi trường: 198 triệu đồng, tiền
thuê đất hơn 42 triệu đồng, thu thuế tài nguyên: 505,5 triệu đồng, xử phạt hành
chính: 142 triệu đồng. Việc phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản được
các doanh nghiệp thực hiện tốt, chưa có trường hợp nào vi phạm…
Phát biểu kết luận tại buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Hữu Hiệp đánh giá cao
công tác quy hoạch, quản lý khai thác khoáng sản gắn với khôi phục, bảo vệ môi
trường tại các mỏ khai thác của huyện; cơ bản tuân theo quy định của Nhà nước.
Đồng thời, đề nghị chính quyền và Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện tăng cường
công tác kiểm tra tình hình khai thác, đôn đốc vấn đề hoàn nguyên, khắc phục
đảm bảo môi trường, nhất là tình trạng khai thác trái phép vàng, cát còn xảy
ra. Bên cạnh đó, huyện phải cân nhắc việc tăng thời gian cấp phép khai thác cho
các doanh nghiệp…