|
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, phải đảm bảo đưa môi trường, hệ sinh thái
tại khu vực khai thác khoáng sản và khu vực bị ảnh hưởng của hoạt
động khai thác về trạng thái môi trường gần với trạng thái môi trường ban đầu
hoặc đạt được các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn và môi trường, đảm bảo an
toàn và phục vụ các mục đích có lợi cho con người theo quy định.
Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác
khoáng sản phải lập Đề án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan
có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Có 2 trường hợp không phải lập Đề án: 1- Tổ
chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản đã có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được phê
duyệt và đã ký quỹ cải
tạo, phục hồi môi trường theo đúng quy định; 2- Tổ chức, cá nhân khai
thác vật liệu xây dựng thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật
Khoáng sản.
Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường
Mục đích của việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là
để đảm bảo tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện việc cải tạo, phục
hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
Về phương thức ký quỹ, trường hợp Giấy
phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 3 năm phải thực hiện ký quỹ một lần. Mức tiền ký quỹ bằng
100% số tiền được phê duyệt.
Trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản
có thời hạn 3 năm trở lên thì được phép ký quỹ nhiều lần. Theo đó, đối với Giấy phép khai thác
khoáng sản có thời hạn dưới 10 năm thì mức ký quỹ lần đầu bằng 25% tổng số tiền
ký quỹ; đối với Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 10 năm đến dưới
20 năm thì mức ký quỹ lần đầu bằng 20% tổng số tiền ký quỹ; đối với Giấy phép
khai thác khoáng sản có thời hạn từ 20 năm trở lên thì mức ký quỹ lần đầu bằng
15% tổng số tiền ký quỹ. Số tiền ký quỹ những lần sau được tính bằng tổng số
tiền ký quỹ trừ đi số tiền ký quỹ lần đầu, chia đều cho các năm theo dự án đầu
tư được phê duyệt hoặc thời gian còn lại theo Giấy phép khai thác khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn việc ký quỹ một lần cho
toàn bộ số tiền ký quỹ.
Quyết định có hiệu
lực từ ngày 15/5/2013.
(Theo chinhphu.vn)