Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất phạt
tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý
trong việc lập, thẩm định dự án đầu tư hoặc vi phạm các quy định về quản lý
trong khảo sát, thiết kế xây dựng công trình gây lãng phí.
Bên cạnh đó, nếu doanh
nghiệp vi phạm các quy định về quản lý trong lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư
vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư gây lãng phí có thể bị phạt tiền từ 20 – 30
triệu đồng.
Đặc biệt, dự thảo đề
xuất xử phạt từ 30 - 40 triệu đồng đối với doanh nghiệp nhà nước có hành
vi vi phạm các quy định về quản lý trong tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công lễ
khánh thành công trình xây dựng gây lãng phí.
Chi sai tiêu chuẩn có thể bị phạt
tới 100 triệu đồng
Bên cạnh đó, vấn đề thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh
nghiệp cũng được Bộ Tài chính quy định rõ trong dự thảo. Cụ thể, tại Điều 33 Bộ
Tài chính đề xuất mức phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng đối với hành vi vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng vốn và các quỹ trong công ty nhà nước gây lãng
phí.
Đồng thời, phạt tiền từ 50 – 70
triệu đồng đối với hành vi quyết định mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản cố
định, vật tư và các tài sản khác trong công ty nhà nước không đúng với quy định
của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản nhà nước, quản lý đầu tư xây dựng,
vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất
mức phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng đối với hành vi quản lý, sử dụng các khoản
chi phí trong công ty nhà nước không đúng định mức, đơn giá, tiêu chuẩn, chế độ
quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài hình thức phạt tiền, người có
hành vi vi phạm các quy định tại nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục
hậu quả như: Buộc thực hiện đúng quy định về quản lý vốn, tài sản nhà nước tại
doanh nghiệp; buộc thực hiện đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định.
Mời bạn đọc xem toàn
văn dự thảo và góp
ý.