Đây là điểm mới của Thông
tư 02 so với quy định hiện hành tại Quyết định 12/2006/QĐ-BGDĐT.
Theo đó, tuyển thẳng vào THPT một số
đối tượng gồm: Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú đã tốt nghiệp trung
học cơ sở và học sinh là người dân tộc rất ít người.
Về phương thức tuyển sinh đối với
THCS là xét tuyển. Còn đối với THPT theo ba phương thức: Xét tuyển; Thi tuyển;
Kết hợp thi tuyển với xét tuyển.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ, ở cấp
THPT, chỉ xét tuyển đối với các trường không có điều kiện tổ chức thi tuyển
hoặc có số học sinh đăng ký tuyển sinh không vượt quá chỉ tiêu vào trường
THPT. Điểm xét tuyển là tổng số điểm của điểm tính theo kết quả rèn luyện và
học tập của 4 năm học ở trung học cơ sở và điểm cộng thêm cho đối tượng ưu
tiên, khuyến khích.
Trường hợp thi tuyển thì tổ
chức thi 3 môn gồm Toán, Văn và môn thứ 3. Thời gian làm bài hai môn Toán, Văn là 120 phút, môn
thứ 3 là 60 phút.
Môn thứ 3 được chọn trong số những
môn học còn lại, phù hợp cho các đối tượng tuyển sinh. Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo chọn và công bố môn thi thứ 3 sớm nhất 15 ngày trước ngày kết thúc
năm học căn cứ biên chế năm học của Bộ.
Đề thi vào THPT nằm trong phạm vi
chương trình THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, chủ yếu ở lớp
9. Đề thi phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, không sai sót, phân hóa được trình
độ học sinh, phù hợp với thời gian quy định cho từng môn thi.
Đề thi và hướng dẫn chấm thi khi
chưa được công bố là bí mật Nhà nước độ “Tối mật” theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ.
Trong Thông tư mới, Bộ Giáo dục và
Đào tạo cũng quy định rõ các chế độ ưu tiên và khuyến khích trong tuyển sinh
THPT. Cụ thể, cộng 3 điểm cho con liệt sĩ, con thương binh mất sức lao động 81%
trở lên, con bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên; cộng 2 điểm đối với con
của Anh hùng lực lượng vũ trang, con của Anh hùng lao động, con của Bà mẹ Việt
Nam anh hùng, con thương binh mất sức lao động dưới 81%...