|
Huy động các lực lượng tham gia
phòng chống cháy rừng - Ảnh minh họa |
Thông
tư nêu rõ,
đối với việc chi tiền bồi dưỡng làm nhiệm vụ cho các lực lượng trực tiếp được
huy động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt
phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng (bao gồm cả lực lượng Công an, Quân
đội, Kiểm lâm), mức chi tối đa cho một người trong một ngày bằng ngày công lao
động nghề rừng cao nhất ở địa phương.
Các lực lượng trực tiếp được huy
động hoặc tự nguyện thực hiện nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá
rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng còn được hỗ trợ tiền ăn thêm tối đa
là 50.000 đồng/ngày/người.
Thông tư cũng quy định cụ thể chi
phí cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia nhiệm vụ
đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy
rừng.
Cụ thể, trong trường hợp người
tham gia nhiệm vụ đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và
chữa cháy rừng bị tai nạn thì được chăm sóc y tế và được thanh toán tiền khám,
chữa bệnh theo chế độ hiện hành. Căn cứ để xác định mức thanh toán dựa trên cơ
sở chứng từ thanh toán tiền khám, chữa bệnh sau khi trừ đi số tiền bảo hiểm do
cơ quan bảo hiểm chi trả (nếu có).
Còn đối với những người không thuộc
đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian điều trị tại bệnh
viện, ngoài số tiền hỗ trợ khám chữa bệnh, còn được hỗ trợ số tiền tối đa bằng
100.000 đồng/ngày/người.
Trường hợp người tham gia nhiệm vụ
đột xuất ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và chữa cháy rừng
không may bị chết trong quá trình trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, nếu người tham
gia không thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội thì được ngân sách nhà nước
hỗ trợ tiền mai táng phí bằng 10 tháng lương tối thiểu; bồi thường cho gia đình
có người chết mức bằng 36 tháng lương tối thiểu. Đồng thời được xét, truy tặng
các danh hiệu theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công và các văn bản
hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh.
(Theo chinhphu.vn)