Đền thờ Lương Văn Chánh
Lương Văn Chánh quê ở Thanh Hóa, lúc khởi nghiệp theo giúp chúa Trịnh Tùng lập được nhiều chiến công nên được phong chức “Thiên võ vệ Đô chỉ huy sứ”.
Lương Văn Chánh mất ngày 19/9 (AL) năm 1611, ông được tôn vinh là Thành Hoàng của vùng đất Phú Yên. Để tỏ lòng ghi nhớ công lao to lớn của ông, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh được xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ 17. Đến năm 1822 dưới thời vua Minh Mạng được xây dựng lại lớn hơn đồng thời cắt người trông coi, chăm sóc.
Lối nhỏ vào Đền thờ Lương Văn Chánh
Mộ và đền thờ ông nằm tại xã Hoà Trị, huyện Phú Hoà. Ông Lương Văn Chánh là người có công với sự nghiệp chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên khi ông được cử vào Nam làm quan trấn biên.
Góc phải của Đền thờ Lương Văn Chánh
Sau khi mất, mộ và đền thờ Ông được nhân dân xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ 17. Đến năm 1822, dưới thời vua Minh Mạng, Ông được truy phong là “Thế Phổ Cao Hoàng Di” và được vua cho xây dựng lại mộ lớn hơn. Để tưởng nhớ người có công khai hoang vùng đất Phú Yên, hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức cúng tế, chăm lo giữ gìn, tôn tạo khu mộ và đền thờ Lương Văn Chánh. Với tầm vóc của một di tích lịch sử, Bộ Văn hoá Thông tin đã công nhận khu mộ và đền thờ Lương Văn Chánh là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Nguồn: Sưu tầm