Lễ hội truyền thống
Lễ hội
Lễ hội truyền thống (27/07/2012)

Lễ hội Đền Lương Văn Chánh

Được tổ chức vào ngày 6 tháng 2 thôn Long Tường, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa.

Năm 1578, Lương Văn Chánh được chúa Nguyễn Hoàng cử vào ổn định vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả. Nhân dân Phú Yên tôn vinh Lương Văn Chánh là Thành Hoàng, xây mộ và đền thờ ông tại thôn Phụng Tường. Lễ hội với nhiều hoạt động như: lễ dâng hương, hát bài chòi, các trò chơi dân gian…

 

 

Lễ hội Đền thờ Lê Thành Phương

Được tổ chức vào ngày 27, 28 tháng Giêng Âm lịch tại xã An Hiệp, huyện Tuy An.

Năm 1885, hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Lê Thành Phương cùng một số sĩ phu yêu nước ở Phú Yên dựng cờ khởi nghĩa. Đền thờ Lê Thành Phương được xây dựng dưới chân núi Đá Chồng. Hàng năm, vào ngày giỗ của Ông nhân dân tổ chức Lễ dâng hương, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và trò chơi dân gian thu hút hàng ngàn khách phương xa đến tham quan.

 

 

Lễ hội cầu ngư

Từ tháng Giêng đến tháng 8 tại các đình làng và lăng Ông vùng ven biển Phú Yên.

Phần lễ được tiến hành trang nghiêm với các nghi thức: Múa siêu, nghinh thần, rước sắc, đọc văn tế... Phần hội là các hình thức diễn xướng trò chơi dân gian như: Hát bá trạo, hát bộ, đua thuyền, lắc thúng ... Đây là một lễ hội dân gian truyền thống ở Nam Trung Bộ nói chung và Phú Yên nói riêng.

 

 

 

 Lễ hội Chùa Đá Trắng

Được tổ chức ngày mùng 10, 11 tháng Giêng âm lịch tại thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An.

Chùa được xây dựng từ năm 1797, trong chùa có treo quả Đại hồng chung nặng 330kg do Hòa thượng Pháp Ngũ đúc tại kinh đô Phú Xuân. Xung quanh chùa là vườn xoài rất nổi tiếng. Lễ hội được tổ chức hàng năm thu hút đông đảo tăng ni phật tử và du khách gần xa.

 

 

 

 Hội đâm trâu

Vào dịp tháng 5 hàng năm, đồng bào dân tộc Ba Na ở thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân tưng bừng mở hội đâm trâu. Đây là tập quán lâu đời cầu mong sự phù hộ của Giàng.

 

 

 

 

 

 

 

Hội đêm thơ Nguyên Tiêu trên Núi Nhạn

Được tổ chức vào đêm 15 (Rằm tháng Giêng âm lịch) tại sân tháp Nhạn, Phường 1, thành phố Tuy Hòa.

Tháp Nhạn là một trong những ngôi tháp vào loại lớn của người Chăm. Đêm thơ núi Nguyên tiêu Núi Nhạn đã có trên 25 năm, được du khách biết đến trước khi Ngày Thơ Việt Nam ra đời. Đêm thơ với nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí. thu hút đông đảo văn nghệ sĩ và du khách gần xa.

 

 

 

 

Hội đánh bài chòi

Được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán, nhân dân thường tổ chức Hội bài chòi. Người ta dựng 9, 11 hoặc 13 chòi trên một khu đất rộng. Người điều khiển Hội bài chòi là một nghệ nhân dân gian, gọi là “anh Hiệu” có khả năng linh hoạt thu hút người chơi. Hội bài chòi là một hình thức diễn xướng dân gian phổ biến ở Nam Trung Bộ nói chung và Phú Yên nói riêng.

 

 

 

 

 

 

Hội đua ngựa gò Thì Thùng

Được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch, tại Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An.

Bãi đua là một vùng đất rộng, bằng phẳng trên Gò Thì Thùng. Đường đua hình vòng tròn. Mở đầu là màn diễu hành của các “kỵ sĩ”. Tiếp đến là phần đua, dưới sự điều khiển của các “kỵ sĩ”, những con ngựa thả sức phi nước đại trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng nghìn người xem. Ngoài ra còn có các trò chơi dân gian.

  

 

 

 

 Lễ dâng hương đập Đồng Cam

Được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch. Đây là một công trình thủy nông vào loại lớn của cả nước, tưới trên 31.000 ha ruộng lúa; được xây dựng từ năm 1924 đến năm 1932 đưa vào sử dụng. Hàng năm nhân dân địa phương tổ chức lễ hội thu hút hàng ngàn người tham gia.

  

 

 

 

 

 Lễ hội đầm Ô Loan

Được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch tại xã An Cư, huyện Tuy An. Phần hội gồm có: đua thuyền rồng, sõng chài, sõng lưới, sõng chống sào, lắc thúng chai, trình diễn: múa siêu, múa lân, hò bá trạo ... cùng nhiều trò chơi dân gian khác. Thu hút hàng vạn người về trảy hội.

 

 

 

 

 

 

Lễ hội đua thuyền sông Đà Rằng

Được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch tại Phường 6, thành phố Tuy Hòa.

 

Thống kê truy cập

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: