thông báo danh sách các cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Thông tin - Thông Báo
thông báo danh sách các cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (16/11/2017)
thông báo danh sách các cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

UBND TỈNH PHÚ YÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  2894 /SVHTTDL-QLDSVH

V/v thông báo danh sách các cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể

Phú Yên, ngày  01 tháng 10 năm 2017

 

                                Kính gửi:               - Văn phòng UBND tỉnh;

                                                                - Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;

                                                                - Báo Phú Yên.

 

Căn cứ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;

Thực hiện Kế hoạch xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai – năm 2018 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3255/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Công văn số 5054/UBND-KGVX ngày 04/10/2016 của UBND tỉnh Phú Yên về việc triển khai lập hồ sơ "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần Hai;

Đến hết tháng 10/2017, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nhận được 05 (năm) hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" của các cá nhân ở thành phố Tuy Hòa (04 hồ sơ) và huyện Tây Hòa (01 hồ sơ).

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 13 của Nghị định 62/NĐ-CP, danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày làm việc.

Để việc xét tặng diễn ra theo đúng quy định, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kính đề nghị các cơ quan báo, đài thông báo danh sách các cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú"; Văn phòng UBND tỉnh đăng tải danh sách và bản khai thành tích của các cá nhân trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh để lấy ý kiến nhân dân.

                Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mong nhận được sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan./.

                (Gửi kèm danh sách và bản khai thành tích các cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú)

Nơi nhận:

 

GIÁM ĐỐC

- Như trên;                                                                                                                             

- GĐ, PGĐ Sở Nguyễn Ngọc Thái; 

- Lưu: VT, QLDSVH.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hồ Văn Tiến

 

 

DANH SÁCH CÁC CÁ NHÂN NỘP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ

XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”

(Kèm theo Công văn số          ngày      /10/2017 của Sở VHTTDL Phú Yên)

 

Stt

Họ và tên

Địa chỉ

Loại hình di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ

1

Trương Thị Hằng

Thôn Xuân Hòa, xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Nghệ thuật trình diễn dân gian: tuồng, bài chòi

2

Hồ Ngợi

51/15 Trần Hưng Đạo, phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Lễ hội tuyền thống: cầu ngư

3

Nguyễn Trọng Tích

Thôn Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Nghệ thuật trình diễn dân gian: hò bả trạo, bài chòi

4

Nguyễn Ngọc Thừa

215/15 Nguyễn Huệ, phường 5, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Nghệ thuật trình diễn dân gian: tuồng, bài chòi

5

Phan Thanh Kính

Thôn Mỹ Thạnh Trung 1, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

Nghệ thuật trình diễn dân gian: đờn ca tài tử

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 
 

 

 

 

BẢN KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ

 

XÉT TẶNG DANH HIỆU “ NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”

 

                I. SƠ YẾU LÝ LỊCH

                1. Họ và tên (khai sinh): HỒ NGỢI

                2. Ngày, tháng, năm sinh: 03/02/1950

                3. Dân tộc: Kinh

                4. Nguyên quán: Phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

                5. Hộ khẩu thường trú: 51/15 Trần Hưng Đạo, phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

                6. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Lễ hội truyền thống cầu ngư

                7. Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể: 1970

                8. Điện thoại di động: 01626050609

                9. Địa chỉ liên hệ: 51/15 Trần Hưng Đạo, phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

                10. Số lượng học trò đã tryền dạy được: 04 người

                11. Học trò tiêu biểu:

                Họ và tên: Hồ Văn Thư, Lê Tâm  Cát, Lê Văn Hiệp, Phạm Văn Phước

                Ngày, tháng, năm sinh: 01/4/1964; 9/2/1965

                Địa chỉ: Phường 6, thành Phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

                Điện thoại: Hồ Văn Thư: 01653317382

                         Lê Tâm  Cát: 01264562056

                         Lê Văn Hiệp: 01692440911

                         Phạm Văn Phước: 01636343909

        II. QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:

        Quá trình tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể lễ hội truyền thống Cầu ngư, tôi được học từ đời tổ tiên truyền lại. Hiện nay tôi đang giữ gìn truyền thống đó cho đời sau.

                Trước đây tôi là một ngư dân chài lưới, đến năm 1975 tôi tham gia đội chèo bả trạo lạch Phú Câu.

        Đến năm 1976 tôi học múa siêu.

        Đến năm 1978 tôi học hai môn được thầy khen học trò xuất sắc.

                Vào năm 1979 ông của tôi thấy sức khỏe ông yếu, ông tôi cố gắng chỉ phần cúng tế và tôi cố gắng học về phần lễ và bài hát bả trạo, đến năm 1980 ông tôi cho học tại Đình Phú Câu.

        Năm 1988 tôi được làm thầy dạy lại đoàn bả trạo và đoàn siêu, giữ lại bản sắc đình Phú Câu đã có, hiện nay tôi đang giữ gìn bản sắc văn hóa Lạch Phú Câu.

                Năm 2006 tôi có dạy đoàn bả trạo nữ, tôi rất tự hào tôi là người đại diện lạch Phú Câu kéo lá cờ tiên nương.

                Hiện giờ tôi còn tiếp tục dạy học trò bả trạo có 20 em đang học siêu, 2 người học bên hành văn lễ. Đây là một bản sắc nhân văn làng chúng tôi đã có từ ngàn xưa để lại, tôi bài trí việc cúng tế và cách tế.

                Thường tế lễ, việc tế phải trang nghiêm đúng luật xưa có quy định các văn tế theo nghi thức, cứu khúc lục khác hay tam hớn thực hiện các văn tế phải học thời gian dài.

                Từ năm 2005 tôi làm phó lạch kiêm trưởng ban nghi lễ và trưởng đoàn siêu đến ngày xuân kỳ thu tế, trách nhiệm tôi phải lo tập dợt các cháu và anh em nắm hành văn chuẩn.

                Lễ hội cầu ngư là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất đối với ngư dân, thường được tổ chức ngày 11 và 12 tháng 2 âm lịch hàng năm. Hiện tại tôi đang nắm giữ các bài cúng, nghi lễ cầu ngư được tổ tiên cha ông ta để lại và được áp dụng vào lễ cúng cầu ngư hàng năm, một lễ hội mang nhiều nét văn hóa đặc sắc của ngư dân vùng ven biển, điều tâm đắc nhất của tôi trong việc cúng, tế lễ cầu ngư ở ngư dân của vùng ven biển là cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mưa thuận gió hòa, được mùa tôm cá, cuộc sống được ấm no, đầy đủ.

        III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG NẮM GIỮ:

        Hơn 40 năm tham gia Lễ hội cầu ngư với vai trò chủ tế, bản thân tôi tâm huyết với những giá trị văn hóa, những bản sắc của ngư dân vùng biển đã in sâu trong lòng và hiện tại tôi đang giữ gìn và truyền đạt lại cho thế hệ sau này, góp phần bảo tồn, phát huy và phát triển lễ hội trên một cách bền vững.

        Hiện nay tôi đang nắm giữ một số bài cúng, tế lễ hội cầu ngư lạch Phú Câu, phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng biển.

Trước tiên phải chuẩn bị một hương án làm ban lễ công

Điều ở tiền đường nếu chật có thể kê ở ngoài nhưng chính giữa bát hương lớn bộ tam sơn, sự đài rượu và bản chúc văn. Hai bên để quán tẩy thường trải ba chiếc chiếu trên là chỗ dâng rượu và đọc chúc, chiếu giữa là nơi ẩm phúc hưởng lộc của thần ban cho vị chánh tế, chiếu dưới là nơi đứng lạy bồi tế sắp hàng hai phía sau khi đèn hương song khởi chinh cổ đánh 3 hồi trống.

        Tiếp theo người xướng tế ở phía đông xướng lên nhạc sanh củ tế vật, chính tế đi vào có học trò gia lễ cầm đến xem đủ hay thiếu đi ra bên trái ế mao quyết, lấy dĩa đựng một ít lông và huyết đúng con heo mình đang cúng tóm lại, chấp sự giả các tư kỳ sự phân công việc gì việc nấy – nghệ quán tẩy sở chính tế đồng tới quán tẩy rửa tay thế cân bằng lấy khăn lau tay, bồi tế quan tựu vị, trở về vị trí cũ, đứng vào hàng chiếu quy định nghệ hương án tiền, chấp sự đưa hương cho chủ tế, chủ tế cầm hương vái, vái xong chấp sự cầm hương cắm lên bát hương nghinh thần cúc cung tứ bái đứng lên lùi xuống lạy luôn bốn lạy.

Hưng lạy xong đứng dậy cả - bình thân trở về vị trí cũ hành sơ hiến lễ.

        Chuẩn bị dưng rượu lần đầu nghệ tốn thần vị tiền giai vì, tư tôn giả cử mịch.

        Hô tấn tước điện tước hiến tước đưa ly rượu lên gọi là tế quan đi ra, chỗ để rượu chấp sự, mở miếng vải đỏ ra phủ mịch ra, để 3 cái cúc tiểu rót rượu vào cốc.

        Nghệ đại vương vị tiền, chủ tế ở chiếu gần bàn thờ quỳ xuống các vị sau cũng quỳ theo, dưng lên ngay ngực niệm ngay bàn chính điện hưng đứng dậy, chuyển chúc cho người cầm chúc đưa chủ tế.

        Người chúc, người thông thạo giọng hay đọc chúc văn, đọc xong chủ tế phải lạy hai lạy bình thân đứng im phục vị lui vị trí cũ. Hành á hiến lễ dâng rượu thần lần thứ hai thủ tục làm y như sơ hiến lễ. Hành chung thủ tục dâng rượu cũng như hành á. Vậy ẩm phúc hai người lộc ra - gồm rượu trầu - gọi nghệ ẩm phước vị chủ tế lấy chén rượu vái xong cúi mặc xuống che miệng lại uống cho hết.

        Thụ tệ bưng khay trầu vái xong ăn một miếng trầu, sau đó vái hai vái rồi lui ra, chiếu ngoài đưa lộc trầu các người điều hưởng lộc, phần chúc là hóa vàng mã tế tất nhưng chiên trống long trọng, dân làng dâng hương ngoài văn tự, tùy lòng dân làm nghề gì thì cầu nguyện theo gia đình dòng họ đó làm tăng thêm ý nghĩa trở thành sinh hoạt có phần sinh động hơn.

Một lễ hội mang nhiều nét văn hóa đặc sắc của ngư dân vùng ven biển.

                IV. KHEN THƯỞNG:

        Được giấy khen cấp Phường hàng năm, với nội dung là: đã có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền lễ hội truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, xây dựng củng cố Lạch Phú Câu và ngành ngư nghiệp phường 6.

                V. KỶ LUẬT: không

        Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”./.

 

                                                                                Phường 6, ngày 30 tháng 10 năm 2016

                                                                          Người khai

                                                                             Hồ Ngợi

_____________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 
 

 

 

 

BẢN KHAI THÀNH TÍCH

 

ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”

 

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:

1. Họ và tên khai sinh: Nguyễn Ngọc Thừa                   Nam

2. Tên gọi khác: Đồng Thịnh

3. Ngày tháng năm sinh: 05/6/1946

4. Dân tộc: Kinh

5. Nguyên quán: Mỹ Điền, Hòa Thịnh, Tây Hòa, Phú Yên.

6. Thường trú: KP Nguyễn Huệ, P5, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Số nhà: 215/15 Nguyễn Huệ, P5, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

7. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Luyện Ngũ Âm thành thạo.

- Âm bụng – âm môi – âm răng – âm lưỡi – âm cổ, thành thạo nhất là âm bụng để khi sử dụng biểu diễn.

- Hát tuồng – Hát bài chòi cổ Phú Yên – Múa cổ điển

8. Năm bắt đầu thực hiện di sản văn hóa phi vật thể: Từ năm 1958 cho đến 2016.

Địa chỉ liên hệ: 215/15 Nguyễn Huệ, P5, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

9. Người liên hệ: Vợ: Đàm Thị Việt Bình                        Sinh năm: 1950 – Nữ

Quê quán: Thọ Vức, Hòa Kiến, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Nơi thường trú: 215/15 Nguyễn Huệ, P5, Tp.Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

10. Số lượng học trò đã tuyển dạy được: 40 em, số còn và số đã hi sinh vì sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

11. Học trò tiêu biểu:

1. Nguyễn Phụng Kỳ                                           Nam

- Ngày tháng năm sinh: 1951

- Thường trú: Ninh Tịnh 6, P9, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

2. Huỳnh Như Ngân                                            Nam

- Ngày tháng năm sinh: 1956

- Thường trú: Ninh Tịnh 6, P9, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

3. Nguyễn Công Phường                                    Nam

- Ngày tháng năm sinh: 1947

- Thường trú: Phú Nhiêu, Hòa Mỹ, Tây Hòa, Phú Yên

4. Đỗ Thị Hồng Nhị                                             Nữ

- Ngày tháng năm sinh: 1950

- Thường trú: An Chấn, Tuy An, Phú Yên

5. Đặng Thị Ngọc Thủy                                      Nữ

- Ngày tháng năm sinh: 1949

- Thường trú: An Ninh, Tuy An, Phú Yên

* Số đ/c đã hy sinh

                1. Lưu Bá Bảy                                                     Nam

                - Ngày tháng năm sinh: 1943

                - Thường trú: Lò 3, Hòa Hiệp, Đông Hòa, Phú Yên

                2. Trương Công Hạnh                                         Nam

                - Ngày tháng năm sinh: 1949

                - Thường trú: Mỹ Thành, Hòa Định, Phú Hòa, Phú Yên

                3. Đỗ Thị Thúy Hồng

                - Ngày tháng năm sinh: 1947

                - Thường trú: Xuân Phước, Đồng Xuân, Phú Yên

Năm 2011 Chủ nhiệm CLB Bài chòi phường 5 đã truyền tập cho các cháu hát bài chòi như:

1. Hứa Thị Thanh Gửi                                        43 tuổi                   Nữ

- Thường trú: An Phú, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

2. Nguyễn Thị Hà Phương                 22 tuổi                   Nữ

- Thường trú: An Phú, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

3. Nguyễn Thị Hà Khôi                                      20 tuổi                   Nữ

- Thường trú: An Phú, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

4. Nguyễn Thị Hà Phiêu                                     18 tuổi                   Nữ

- Thường trú: An Phú, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

5. Nguyễn Thị Hà Mi                                          16 tuổi                   Nữ

- Thường trú: An Phú, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

6. Nguyễn Thị Hà Đan                                       14 tuổi                   Nữ

- Thường trú: An Phú, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên

Là trong Ban CLB Bài Chòi đàn hát dân ca phường 5, Tp.Tuy Hòa, Phú Yên.

Hàng năm đi lưu diễn các lễ hội và trong dịp Tết, trong tỉnh Phú Yên và lưu diễn các tỉnh bạn.

II. QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ, BÀI CHÒI:

Được cha ruột truyền nghề, họ và tên cha: Nguyễn Hữu Phẩm

Quê quán: Mỹ Điền, Hòa Thịnh, Tuy Hòa, Phú Yên (Hy sinh)

Là kép hát, hô, tuồng cổ còn nhỏ để học nghe cha tôi hát, lòng rất đam mê.

Vào năm 1958 cán bộ cơ sở huyện Tuy Hòa, Phú Yên thành lập đội tuyên truyền giải phóng quân, tôi gia nhập vào phục vụ cho những ngày mở ra vùng giải phóng như: xã Hòa Mỹ, Hòa Đồng, Hòa Tân, Hòa Bình... đến năm 1960 Hòa Thịnh đồng khởi, tôi được đoàn văn công Y17 tỉnh Phú Yên rút lên vào đoàn văn công Tỉnh ủy Phú Yên, được học.

Ông Nguyễn Trọng Kim                     ở Hòa Mỹ, Tuy Hòa, Phú Yên

Là đạo diễn, phó chánh ca                Chức vụ: Phó Trưởng đoàn văn công Tỉnh ủy Phú Yên

Bà Nguyễn Thị Hồng Ơi                     ở Hòa Mỹ, Tuy Hòa, Phú Yên

Là đào hát đã tập cho tôi, hàng ngày nghe giọng hát bà ơi, bà dạy cho tôi cách luyến láy lấy hơi sao cho ngọt ngào tình cảm trong lời hát.

Năm 1963-1964 tỉnh cử tôi đi học tại khu 7 tỉnh Gia Lai đoàn văn công B3, Khu 5 để học, thầy dạy Nguyễn Văn Tiến dạy hát bài chòi gồm xàng xê, xuân nữ, xàng xê dựng, cổ bản, hò quảng và các điệu lý... Lý Thiên Thai, Lý Giã Gạo, Lý Chèo Thuyền, Vè, Vè Quảng....

Thầy Nguyễn Văn Trung tập múa, cổ điển dân tộc (2 thầy đều hi sinh 1968).

Về cách diễn: Thả lỏng gân bắp, thích ứng và học các số để khi biểu diễn.

Ví dụ:

1. Số 2

2. Số 8

3. Số 9

4. Số 6

Đến năm 1972 Đoàn cử tôi đi học tại trường Nghệ thuật khu 5/1974

Do ông Khánh Cao làm hiệu trưởng (chết)

Ka Sô Liễng (thường trú xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) - Nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Phú Yên là thầy dạy về lý luận sân khấu, phong cách biểu diễn, gây tiếng động, xử lý hành động, thích ứng, giao lưu.

Đoàn văn công khu 5:

Dạy bài chòi cần hát cho hay phải có:

Tập luyện âm, luyện thanh.

1. Âm: âm lưỡi, âm mũi, âm răng, âm cổ, âm bụng

Âm thanh gồm có: Âm bụng đưa hơi từ từ ở trong bụng ra hòa đồng cho đều hơi khi hát thảnh thoát ngọt ngào, êm dịu để khán giả lắng nghe mê điệu.

Trên 40 năm là diễn viên

Độc diễn bài chòi

Đóng vai tuồng Trần Bình Trọng, vai Trần Bình Trọng

Vai phản diện: Tạ Kim Hùng trong vở tuồng ngọn lửa Hồng Sơn

Vai phản diện Y Chi trong vở tuồng tấm gương Trần Thị Có

Đến năm 1968 là trưởng đoàn văn công tổng hợp Tỉnh ủy Phú Yên cho đến lúc về hưu. Với kinh nghiệm trên tôi đã viết nhiều bài ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi quê hương và biển đảo. Tôi đã đính kèm sau đây.

III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG NẮM GIỮ:

Thả lỏng gân bắp, tròn vành rõ chữ, gây tiếng động – thích ứng.

Nội tâm: Nội dung bài mình đang biểu diễn.

Hát tuồng, Xướng, Hát Nam Xuân, Nam Ai, Khách, Tẩu, Bài Chòi, Xuân Nữ, Xuân Nữ Ai, Xàng Xê Dựng, Xàng Xê Ai, Cổ Bản, Hò Quảng... và các làn điệu như: Lý Thiên Thai, Hò Qua Sông...

IV. KHEN THƯỞNG:

Kê khai thành tích khen thưởng từ trước đến nay:

1. Huân chương chiến sĩ giải phóng hạng Nhất – Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ

2. Huân chương chiến công hạng Ba – Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ

3. Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn hóa thể thao và du lịch – Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh.

4. Giấy khen Chủ tịch UBND phường 5 – Chủ tịch Huỳnh Văn Phúc.

V. KỶ LUẬT: Không

Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.

 

Phường 5, ngày 14 tháng 11 năm 2016

Người khai

Nguyễn Ngọc Thừa

_____________________________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

 
 

 

 

 

 

BẢN KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ

 

XÉT TẶNG DANH HIỆU “ NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”

 

 

                I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:

 

        1. Họ và tên (khai sinh): NGUYỄN TRỌNG TÍCH     Biệt danh: 7 Bắp

        2. Ngày, tháng, năm sinh: 17/9/1964

        3. Dân tộc: Kinh

        4. Nguyên quán: Thôn Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

        5. Hộ khẩu thường trú: Thôn Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

        6. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật hò bả trạo; hát hội bài chòi và thể loại bài chòi cổ.

        7. Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể: 1985

        8. Điện thoại di động: 01628415855

        9. Địa chỉ liên hệ: Thôn Long Thủy, xã An Phú, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

        10. Số lượng học trò đã truyền dạy được: 04 người (Hiện đang hô bài chòi)

        11. Học trò tiêu biểu:

                Họ và tên:                             Nguyễn Thị Trinh                                sinh năm 16/6/1975

                Họ và tên:                             Nguyễn Duy Vinh                                sinh năm 02/02/1992

                Họ và tên:                             Trần Binh                                              sinh năm 12/3/1975

                Họ và tên:                             Nguyễn Thị Hòa                  sinh năm 10/3/1973

Địa chỉ:  Đồng thường trú tại thôn Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa

 

        II. QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:

      

Thầy truyền dạy là ông Nguyễn Nhi, quê ở Tam Kỳ có vợ lập nghiệp ở thôn Long Thủy, xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Khánh (đã từ trần). Ông dạy bài chòi cổ bài “cuộc đời anh hát bài chòi”. Sau đó là ông nội Nguyễn Phi dạy hát hò bả trạo (đã mất), tiếp đến thầy Trần Đông quê quán thôn Phong Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Thầy truyền dạy và giao lại các bài bản tiểu phẩm của loại hình nghệ thuật hát hội bài chòi dân gian. Hiện nay đang bảo tồn loại hình nghệ thuật này và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hàng năm.

      

Bắt đầu vào năm 1985, hoạt động phong trào hát văn nghệ xã nhà. Đến năm 1987 làm chương trình: hò bả trạo, lễ hội cầu ngư. Từ đời ông nội và cha truyền dạy lại và duy trì cho đến nay vẫn còn hoạt động ngày càng mạnh hơn. Bản thân luôn tôn tạo và đam mê loại hình nghệ thuật này tiếp tục ông nội, truyền dạy hô bài chòi cổ của các cụ xưa như: Truyện Lục Vân Tiên; bài “Cuộc đời anh hát bài chòi”; bài “Lâm sanh xuân nương”; Bài “Hô Cát Lái thế kỷ 19”; Bài “Ông xã bà Đậu”; Bài “Vợ trông chồng”

        Thầy Trần Đông quê thôn Phong Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên đã truyền dạy và giao lại toàn bộ câu thoại hô thẻ bài, thẻ lớn, thẻ nhỏ của loại hình nghệ thuật hát hội bài chòi dân gian và mãi cho tới nay.

Tôi vẫn nắm giữ và phát huy truyền dạy lại cho con và bạn bè nếu ai ưa thích bộ môn này và tôi vẫn duy trì.

Năm 2013 tôi đã thành lập CLB bài chòi dân gian xã An Phú, câu lạc bộ có 09 thành viên và được UBND xã ra quyết định thành lập (Quyết định số 03/QĐ-UBND, ngày 7/1/2013). Ngoài ra bản thân còn sáng tác thêm các tiểu phẩm mới như: vở tiểu phẩm “Đảo xa gói trọn tình quê” và Bài “Biển trời một thuở” phục vụ cho liên hoan dân ca bài chòi tỉnh Phú Yên 2015 đạt giải nhì trong liên hoan.

Nói chung các tài liệu, bài, bản di sản phi vật thẻ từ đời cổ cho đến nay vẫn còn giữ và bảo tồn thêm các bài bản mới nữa.

Các vai diễn đã tham gia:

- Vở "Sự tích cây yên ương"                                                              vai Vương Toản

- Vở tuồng "Đường gươm nguyên bá"                                             vai Lão Bá

- Vở "Tâm sự loài chim biển"                                                            vai Thạch Vũ

- Hô bài chòi cổ trích đoạn vở "ông xã bà đậu"            vai ông xã

- Vở "Cuộc đời anh hát bài chòi"                                     vai anh hô bài chòi

- Vở trích đoạn "Phục hoa dung"                                     vai Quan công hầu

- Tiểu phẩm "Đảo xa gói trọn tình quê"                          vai lão ngư

- Tiểu phẩm "Tình làng nghĩa xóm"                                                vai trưởng thôn (trong Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Phú Yên)

Bản thân đã tham gia phục vụ hò bả trạo từ năm 1987 cho đến nay, nhất là phục vụ cho lễ hội cầu ngư cho các xã, huyện, thành phố và các tỉnh bạn.

Trong chương trình kỷ niệm 400 năm Phú Yên, tôi có phục vụ trích đoạn hò bả trạo trong vai tổng thương.

 

        III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG NẮM GIỮ:

 

Vào năm 1977, tôi theo học đàn giuta phím lõm, thầy truyền dạy là ông Hồ Mộc Châu quê ở Quận 5, quận Thủ Đức (đã từ trần).

Đến năm 1983 tôi đã tham gia vào văn nghệ xã nhà. Từ đó cho đến nay tôi luôn tiếp tục giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc, các loại hình nghệ thuật nêu trên.

Hiện nay tôi vẫn đang sử dụng đàn giuta và đàn hạ uy duy: là 02 loại nhạc cụ nói về hát hiện nay. Đang lưu giữ hò bả trạo các lễ hội cầu ngư trong tỉnh. Và bài chòi cổ hiện đang phối hợp với nhà hát ca múa nhạc sao biển, hoạt động trên khắp các địa bàn trong tỉnh. Và đang giữ 01 tập tài liệu dạy hát bài chòi và bộ bài chòi cổ (hát hội bài chòi) và một số bài bản khác. Hiện nay đang giữ 01 tập tư liệu như: Hò các lái và bộ bài chèo bát nhã của thế kỷ 19 đến nay (hiện đang mai một).

Các làn điệu vẫn đang sử dụng:

- Cách hô bài chòi cổ.

- Làn điệu Xuân Nữ buồn nhịp 3 chậm.

- Xàng xê lụy phấn khởi mạnh bạo, nhịp tốc độ nhanh hơn xuân nữ (cách hát hội bài chòi).

- Làn điệu xàng xê xuân nữ: hò quảng, nhịp 3 bình thường.

- Hò tao đàn, đậu câu: có 4 âm lên ngang trầm xuống (tức hò cát lái)

- Chèo cầu ngư: là bạn trạo chèo đẩy ghe bầu đưa thuyền đi tới.

- Chèo bát nhã người quá cố là chèo lơi đưa linh mái chèo không va chạm xuống đất.

- Làn điệu hát nam rơi nam lụy, hát bạch xưng tên và nam xuân khi kết thúc cho vui vẻ.

                IV. KHEN THƯỞNG:

 

- Giấy chứng nhận: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên dạy tập huấn bài chòi và nghiệp vụ di sản văn hóa năm 2010.

- Giấy khen của Hội văn học nghệ thuật tỉnh bài “Cuộc đời anh hát bài chòi” và bài “Biển trời một thuở”; 01 giải A hô bả trạo toàn quốc trong liên hoan tiếng hát dân ca Việt Nam năm 2007 tổ chức tại Hà Nội.

 

        V. KỶ LUẬT:

 

Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu “ Nghệ nhân ưu tú”./.

 

                                                                                An Phú, ngày 30 tháng 10 năm 2016

                                                                                 Người khai

                                                                           Nguyễn Trọng Tích

_____________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh phúc

BẢN KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ

XÉT TẶNG DANH HIỆU "NGHỆ NHÂN ƯU TÚ"

 

                I. SƠ YẾU LÝ LỊCH

                1. Họ và tên (khai sinh):  PHAN THANH KÍNH                          Nam, Nữ:  Nam

                2. Họ và tên khác (nếu có): Không

                3. Ngày, tháng, năm sinh: 11/11/1956

                4. Dân tộc: Kinh

                5. Nguyên quán: Xã Hòa Phong - Huyện Tây Hòa - Tỉnh Phú Yên.

                6. Hộ khẩu thường trú : Thôn Mỹ Thạnh Trung 1- Xã Hòa Phong - Huyện Tây Hòa - Tỉnh Phú Yên.

                7. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Đờn ca tài tử Nam bộ

                8. Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể: 1990

                9. Điện thoại di động: 0913593021 - 0979724260

                10. Địa chỉ liên hệ: Phan Thị Hoàng Ân.

                Số nhà 21/5 Nguyễn Tất Thành, phường 2, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

                Điện thoại: 0972737063

                11. Người liên hệ khi cần: Phan Thị Hoàng Ân.

                Số nhà 21/5 Nguyễn Tất Thành, phường 2, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

                Điện thoại: 0972737063

                12. Số lượng học trò đã truyền dạy được:  Khoảng trên 20 người.

                13. Học trò tiêu biểu:

                1/ Họ và tên: Nguyễn Ngọc Sơn                      - Năm sinh: 1976.

                Địa chỉ: Thôn Chính Nghĩa, xã An Phú, TP Tuy Hòa, Phú Yên.

                Điện thoại: 0916913295

                2/ Họ và tên: Nguyễn Duy Vinh                      - Năm sinh: 1992.

                - Địa chỉ: Long Thủy, xã An Phú,  TP tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên

                - Điện thoại: 01692320504

                3/ Họ và tên: Phan Thị Diễm Ái                     - Năm sinh: 1981

                - Địa chỉ: Xã Hòa Phong, Huyện Tây Hòa , tỉnh Phú Yên.

                - Điện thoại: 0974571612

                4/ Họ và tên: Phan Hoàng Hưng                    - Năm sinh: 1980 

                - Địa chỉ: 04 Võ Duy Dương, TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

                - Điện thoại: 0977199099

                5/ Họ và tên: Phạm Dự                                                     - Năm sinh: 1985

                - Địa chỉ: Xã An Chấn, Tuy An - Phú Yên .

                - Điện thoại: 0949792146

                6/ Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Ánh                              - Năm sinh: 1989 

                - Địa chỉ: Xã Tân Vĩnh hiệp, Tân Uyên, Bình Dương.

                - Điện thoại: 01678341137

                II. QUÁ TRÌNH HỌC NGHỀ VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ. 

                Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời vào cuối thế kỷ XIX trên cơ sở nhạc Lễ, nhạc Cung đình triều Nguyễn và âm nhạc dân gian miền Trung, miền Nam. Đây là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Vào năm 2012, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại năm 2013.

Mặc dù tôi sinh ra và lớn lên ở Phú Yên - một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ nhưng tôi rất say mê nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ từ khi còn rất nhỏ. Cho đến năm 1986, tôi tìm đến học thầy Dương Kim Hoàng. Năm nay thầy 69 tuổi (còn sống, điện thoại: 0979042142), thường trú tại 80 Lê Trung Kiên, Phường 2, TP Tuy Hòa, Phú Yên. Thầy dạy tôi thông thạo những bài bản cổ, dạy kỹ thuật ca, cách ngâm, ngân, luyến láy.

                Đến năm 1990, tôi bắt đầu thực hành di sản Đờn ca tài tử Nam Bộ với vai trò là Danh ca (Tài tử ca). Tôi tham gia nhóm do thầy Dương Kim Hoàng lập, viết lời mới và ca phục vụ cho các hoạt động văn hóa văn nghệ của khu phố, phường 2 từ đó cho đến nay. Sau đó, tôi tham gia nhóm Đờn ca tài tử Thái Nông, Phú Hòa (Phú Yên).

Từ năm 2002 cho đến nay, tôi tìm đến và học người thầy thứ hai: Đặng Ngọc Long (Đặng Long). Năm nay thầy 69 tuổi (còn sống, điện thoại: 0918784424 ), thường trú tại xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Thầy Đặng Long vinh dự được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất năm 2015.

Để nâng cao tay nghề, tôi tìm học nhiều thầy có uy tín trong lĩnh vực Đờn ca tài tử Nam Bộ như:

- Từ năm 2003 đến năm 2005, tôi học nâng cao với nhạc sỹ Phạm Ngọc Phú, sinh năm 1956 và nghệ sĩ Cao Thị Thắng, sinh năm 1952 (vợ thầy, sống tại 221/1, khu phố Bình Minh 2, Nguyễn An Ninh, phường Dĩ An, tỉnh Bình Dương (số điện thoại: 0918635788). Cả hai đều được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ nhất năm 2015.

- Đến năm 2009, tôi học nâng cao với nhạc sỹ Đặng Văn Vĩnh, sinh năm 1949, sống tại 615/5 khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh (Số điện thoại: 0903.380.014).

Với niềm đam mê nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ của mình, năm 2009 - 2011, tôi còn tham gia thêm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Năm 2014 đến nay, tôi tham gia Câu lạc bộ dân ca nhạc cổ của Trung tâm văn hóa tỉnh Phú Yên. Với vai trò là Chủ nhiệm Câu lạc bộ, tôi đã tích cực đưa Câu lạc bộ phát triển đi lên, đưa phong trào Đờn ca tài tử Nam Bộ lan tỏa rộng khắp trong tỉnh Phú Yên cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, góp phần giữ gìn nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Hiện nay ở tỉnh Phú Yên, nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ được thực hành thường xuyên, phổ biến hơn.

Để những người yêu loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ ở tỉnh Phú Yên có dịp giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tôi thường xuyên tổ chức cho Câu lạc bộ giao lưu với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh bằng cách: chọn từ 5 đến 8 người đi giao lưu với các tỉnh bạn như Khánh Hòa, Bình Dương, Tp.Hồ Chí Minh,… hoặc mời các tỉnh về Phú Yên để giao lưu trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Bằng tâm huyết giữ gìn loại hình nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ, bắt đầu từ năm 2009 đến nay tôi nhận truyền dạy học trò trong và ngoài tỉnh mà không nhận thù lao, bồi dưỡng. Ngoài ra, từ năm 2014 đến năm 2015, tôi mở lớp tập cho các anh chị em của Câu lạc bộ vào sáng thứ 7 hàng tuần và có từ 5 đến 10 người tham gia.

Trong quá trình thực hành di sản Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, tôi còn tham gia nhiều cuộc thi, liên hoan, nhạc hội,… về Đờn ca tài tử và đạt được nhiều giải thưởng, đặc biệt là tôi đạt Huy chương vàng trong Hội thi Nghệ thuật Đờn ca tài tử tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II, tổ chức tại tỉnh Bình Dương năm 2017.

Tâm huyết của tôi là vẫn tiếp tục cống hiến sức mình đến cuối cuộc đời cho Đờn ca tài tử Nam Bộ. Một điều làm tôi hạnh phúc là tôi được các bạn bè đồng nghiệp Đông, Tây Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh quý mến nể trọng, các học trò tin tưởng tôi. Tôi luôn có băn khoăn, trăn trở tại sao chỉ có 20 bài bản tổ mà không thể phát huy sáng tạo thêm những bài bản hay nào khác để có thêm 21, 22, 23…. Thậm chí nhiều hơn thế nữa. Đó chính là trách nhiệm của tôi, của các học trò tôi nói riêng và giới đờn ca tài tử hiện nay nói chung.

                III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG NẮM GIỮ:

Được học với các thầy có tên tuổi và uy tín trong lĩnh vực Đờn ca tài tử Nam Bộ và qua quá trình trên 25 năm thực hành di sản Đờn ca tài tử Nam Bộ, tôi nắm giữ tri thức, thông thạo và am hiểu lòng bản, Bắc, Nam, Hạ, Óan, Ngự. Tôi trao đổi với anh em nhạc công, nắm vững nội dung tính chất của từng loại bài bản, xướng âm chuẩn lòng bản để diễn tấu, diễn xướng đúng với cái hồn, cái gốc của lòng bản. Mỗi bản đều có khung, cái sườn gọi là lòng bản riêng biệt, khi hòa tấu nhạc cụ nhất thiết phải kẻ tung người hứng, kẻ hỏi người đáp, quăng bắt nhau đối lập nhau, nhưng ngẫu hứng và ăn ý với nhau mới tạo ra được hòa đờn thú vị và chất lượng bất kể cá nhân có xuất sắc hay không.

Tôi ca thông thạo 20 bài Bản Tổ, 08 Bài Ngự, 5 bản ngũ Châu, 04 bản Tứ Bửu và rất nhiều bài bản lớn nhỏ khác. Tôi nắm giữ kỹ thuật ca điêu luyện, cách ca ngâm, ngân, luyến, láy; cách lấy hơi, giữ hơi, nhả hơi; cách hò, xự, xang, xê, cống, liu, phan; cách phân câu, phân nhịp từng loại bài bản để áp dụng chung cho các loại bài bản sau này, nhất là lòng bản vọng cổ từ nhịp đôi, nhịp 4, nhịp 8, nhịp 16, nhịp 32. 

Qua thực tế giao lưu học hỏi cùng với nghệ sĩ ưu tú Quỳnh Khải, nhạc sĩ Tấn Nhì, và nghệ nhân dân gian Bạch Huệ cũng như nghiên cứu sách vở các loại tôi đã đem kinh nghiệm này trao đổi, chỉnh đốn lại tất cả các loại bài bản. Cùng góp ý trao đổi với thầy Dương Kim Hoàng, anh Đoàn Thái Nông, Lê Ngọc Diễn, Nguyễn Văn Toản (ở Phú Hòa - Phú Yên). Phải nói từ khi tôi về cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, chỉnh sửa đến nay, về cơ bản nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Phú Yên được thực hành đúng kỹ thuật. Tôi và các nhạc công dùng phương pháp: Nhạc sáng, để nhạc công giúp cho người ca được nhiều bài bản, vì thế nghệ thuật Đờn ca tài tử ở Phú Yên đã hội nhập tốt với Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

                VI. KHEN THƯỞNG

                - Giấy chứng nhận số 013/GCCL-2013 của Đài tiếng nói nhân dân TP. Hồ Chí Minh ngày 27/12/2003 (Vòng chung kết cuộc thi "Tuyển chọn giọng ca cải lương hàng tuần").

                 - Giấy khen ngày 7/9/2008 của Trung Tâm Đài Truyền Hình Việt Nam tại Phú Yên (Giải khuyến khích Liên hoan tiếng hát Hương Mùa Thu PVTV-2008).

                 - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM tặng Giấy khen (số 96/QĐ- VHTTDL ngày 20/9/2011) nghệ sĩ Phan Thanh Kính đã xuất sắc đạt giải cao tại Nhạc hội Đờn ca tài tử TP.HCM năm 2011.

                - Huy chương đồng nhạc hội đờn ca tài tử TP.HCM năm 2011. 

- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên tặng Giấy khen (số 31/QĐ/VHNT ngày 16/9/2013) Tập thể nhóm Đờn ca tài tử Thái Nông đã có thành tích xuất sắc tham gia Liên hoan Dân ca - Nhạc cổ tỉnh Phú Yên lần thứ I-2013 (Giải A).

- Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên tặng Giấy khen (số 31/QĐ/ VHTN ngày 16/9/2013) ông Thanh Kính (Giải A) trong Liên hoan Dân ca - Nhạc cổ tỉnh Phú Yên lần thứ I-2013.

                - Sở Văn hóa, Thể thao Và Du lịch Phú Yên tặng Giấy khen (số 03/QĐ-SVHTTDL ngày 4/1/2017) Tập thể CLB dân ca nhạc cổ đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên năm 2016.

                - Cục Văn hóa cơ sở: Huy chương bạc (Tập thể) Hội thi đờn ca tài tử tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II tại Bình Dương  năm 2017. 

                - Cục Văn hóa cơ sở: Huy chương vàng cá nhân Hội thi đờn ca tài tử tại Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ II tại Bình Dương  năm 2017.

                V. KỶ LUẬT: (Không)

                Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú"./.

                                                                                                      Phú Yên, ngày 24 tháng 5 năm 2017

                                                                                                                                     Người khai

Phan Thanh Kính    

_____________________________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN KHAI THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG

DANH HIỆU "NGHỆ NHÂN ƯU TÚ"

              

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH:

1. Họ và tên: TRƯƠNG THỊ HẰNGGiới tính: Nữ

2. Tên gọi khác:

3. Ngày tháng năm sinh: 01/01/1957.

4. Dân tộc: Kinh.

5. Nguyên quán: Xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

6. Hộ khẩu thường trú: Thôn Xuân Hòa, xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

7. Tên di sản văn hóa phi vật thể nắm giữ: Nghệ thuật trình diễn Tuồng và nghệ thuật trình diễn bài chòi cổ.

8. Năm bắt đầu thực hành di sản văn hóa phi vật thể: 1962

9. Điện thoại: 0167 998 5421

10. Địa chỉ liên hệ: Thôn Xuân Hòa, xã Hòa Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

11. Người liên hệ khi cần: Lê Thế Vịnh

Chức vụ:  Trưởng phòng Quản lý Văn hóa, Sở VHTTDL Phú Yên.

Điện thoại: 090.3555.660

12. Số lượng học trò đã truyền dạy được:  100 người

13. Học trò tiêu biểu:

                - Trương Thị Phú

                Địa chỉ: Thôn Lạc Lợi, xã Diên Hòa, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

                - Trương Thị Dinh

                Địa chỉ: Phường 2, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Nguyễn Văn Hạ

                Địa chỉ: Xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

- Nguyễn Thị Hải

                Địa chỉ: Xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên

                - Trần Cẩm Loan

                Địa chỉ: Khu phố Bạch Đằng, phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh  Phú Yên.

                - Trần Gợi

                Địa chỉ: Khu phố Bạch Đằng, phường 6, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

                - Nguyễn Thị Hiệp

                Địa chỉ: Huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.

                - Trương Cư (đã từ trần)

                - Lê Văn Sánh

                Địa chỉ: Xã Hòa Vinh, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên.

                II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ THAM GIA THỰC HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:

                Thầy dạy Tuồng:

1. Lê Ơi, Quê quán: Xã Hòa Mỹ, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên (đã từ trần).

2. Huỳnh Thông, Quê quán: huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (đã từ trần).

3. Đàm Liên, Quê quán: Hà Nội, (dạy vở Tuồng: Trần Bình Trọng).

4. Đàm Thanh, Quê quán: Hà Nội, (dạy vở Tuồng: Nghêu, Sò, Ốc, Hến).

                Thầy dạy bài chòi:

                1. Hồ Thị Lịa, (đã từ trần)

        2. Mỹ Dung, (mất liên lạc) dạy vở Đào Tam Xuân.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống hát bội. Cha tôi là một diễn viên trong các đoàn nghệ thuật Tuồng địa phương. Thuở nhỏ, tôi tiếp xúc với âm nhạc truyền thống và như có duyên định sẵn, năm lên 9 tuổi, tôi theo thầy học ca hát. Năm 1963 tôi theo thầy là Hồ Thị Lịa tham gia vào Đoàn Tuồng Yên Hòa Bang, do thầy tôi làm chủ nhiệm. Tôi được thầy phân cho các vai phụ như: đào con, đào em, kép con. Khi theo đoàn hát này, tôi tình cờ gặp được má Bảy,  thầy Lê Ơi. Không những học Tuồng, tôi còn được má Bảy dạy về bài chòi, đặc biệt là bài chòi cổ.

Lúc đầu học rất khó, nhưng tôi không chán nản, đam mê học hát Tuồng và bài chòi cổ, gắng công thức khuya, dậy sớm để học và tập diễn xuất, làm bất cứ công việc gì tôi cũng hát: rửa chén cũng hát, giặt đồ cũng hát… Cứ như vậy tôi đã thuộc hết các vở Tuồng mà má Bảy đã đưa cho tôi. Sau đó tôi diễn cho má Bảy coi, cái nào chưa hay thì má Bảy hướng dẫn lại. Tôi xin má Bảy dạy thêm cho tôi nhiều vai diễn trong các vở Tuồng. Tôi muốn mình có thể diễn xuất nhiều nhân vật, nhiều phương diện cùng lúc trong một vở Tuồng. Và  tôi đã làm được điều đó. Tôi có thể đóng 3 vai: đào, kép, đào độc trong một vở Tuồng như: Tam Hạ Nam Đàn với các vai Lưu Kim Đính, Cao Quân Bảo, Lê Sơn Thánh Mẫu.

Đến năm 12 tuổi, được đóng các vai đào chánh như: Vai Phương Cơ giả dại qua ải trong vở Tuồng “Ngọn Lửa Hồng Sơn”, vai Đào Băng Tâm trong vở “Tái Sanh Kỳ Ngộ”, vai Tiêu Anh Phụng trong vở “Tiêu Anh Phụng Loạn Trào”,  vai Tố Nga trong vở “Tố Đạt Phục Thù” v.v… Những giờ diễn xong, tôi thường lân la đến các cô chú trong đoàn, để xin Tuồng tập về học.

Năm 15 tuổi (1969), tôi rời Đoàn hát “Yên Hòa Bang”, gia nhập Đoàn hát do cô Hồ Thị Sen làm chủ nhiệm và mời cô Mỹ Dung (là thầy thứ hai của tôi lúc bấy giờ) về giảng dạy thêm chuyên môn về hát Tuồng cho các diễn viên mới, trẻ tuổi trong đó có tôi. Tôi cùng các bạn đồng lứa được thầy dạy cho vở “Tiết Cương Chống Búa”, tôi đảm nhiệm vai Kỷ Lan Anh. Với tôi vai diễn này đã in sâu trong tâm trí tôi, giống như tôi sinh ra là để làm Kỷ Lan Anh vậy (nhân vật trong Tuồng). Cũng vai diễn này tôi đã đoạt Huy Chương vàng trong Hội diễn sân khấu Tuồng của tỉnh Phú Yên năm 1999 tại Hội trường Nhà văn hóa Diên Hồng.

Sau năm 1975, tôi lập gia đình, gia đình chồng tôi trước đó là một đoàn Tuồng do cha mẹ chồng tôi làm chủ bầu. Sau khi cha mẹ chồng qua đời, chồng tôi san gánh hát và chuyển nhà về thành phố Tuy Hòa lập nghiệp. Vì theo chồng nên tôi phải rời bỏ gánh hát cô Sen và được giới thiệu vào đội văn công tỉnh Phú Yên. Tại đây tôi lại bén duyên thầy trò với thầy Đàm Liên, người gốc Hà Nội. Như duyên số kiếp cầm ca, thêm lần nữa tôi lại gắn với cái tên “Ái Nương”. Một vai diễn mà thầy tôi gật gù mỗi lần tôi xuất hiện trên sân khấu với vai diễn này trong vở Trần Bình Trọng. May mắn nối tiếp may mắn, thầy Đàm Thanh chị em cùng thầy Đàm Liên đã dạy cho tôi vở Tuồng Ngêu, Sò, Ốc, Hến. Trong thời gian đó, tôi cố gắng học hỏi, tìm tòi thêm kiến thức về nghệ thuật Tuồng. Học thêm những vai diễn: nịnh, quan văn, hề.

Lúc bấy giờ (năm 1980) chồng tôi lập ra gánh hát do vợ chồng tôi làm bầu, nên tôi thôi không tham gia đoàn văn công của tỉnh và lấy tên Đoàn Tuồng “Núi Nhạn” và đảm nhận các vai: Lưu Kim Đính (Tam Hạ Nam Đàn), Thị Kính (Quan Âm Thị Kính), Công chú Thoại Ba (Ngũ Hổ Bình Tây), Y thị (Mã Thành Long Cứu Chúa), Giáng Tuyết (Nhị Nữ Chinh Phu)….Thời điểm đó tôi mời thầy Huỳnh Thông về đoàn hát và được thầy dạy vai Trần Bình Trọng. Từ đó, tôi trau dồi, nâng cao thêm vai “kép” do thầy truyền dạy. Sau thời gian hoạt động, đoàn Tuồng được nhiều người đến xem và ủng hộ.

Năm 1985, vì kinh tế khó khăn, nên tôi giải tán đoàn hát, về buôn bán nhỏ lẻ. Đến năm 1990 tôi được Câu lạc bộ Tuồng “Hướng Dương” tỉnh Khánh Hòa mời đi diễn và đóng các vai: Trần Thị Tuyết Nga ("Mũi Tên Vô Đạo” Mai Hương (Triệu Đình Long Cứu Chúa), Kim Anh (Loạn Tiễn Châu Tiên), Hồ Nguyệt Cô (Tiết Giao Đoạn Ngọc).

Từ năm 1991 – 1995, tôi tham gia vào Câu lạc bộ Tuồng “Huỳnh Long”. Trong suốt thời gian lưu diễn, tôi không quên đưa bài chòi vào những vai diễn “hề”, vai đào “điên”. Sau năm 1995 tôi không đi diễn nữa vì một số chuyện cá nhân.

Đến năm 2000, tôi bắt đầu đi diễn lại. Lúc đó tôi lần lượt tham gia vào các Câu lạc bộ Tuồng “Mỹ Hiệp”, Câu lạc bộ Tuồng: "Thanh Bình” và Câu lạc bộ Tuồng "Tuy An” đảm nhận các vai chánh: Kiều Nguyệt Nga (Lục Vân Tiên), Bạch Thu Sương (Mũi Tên Vô Đạo), Cô Huệ (Chàng Nhái Chuyển Tiên), Đổng Mẻo - mẹ Đổng Kim Lân (San Hậu Thành), Phàn Lê Huê (Tiết Đinh San Chinh Tây).

Năm 2003 tôi đại diện Câu lạc bộ Tuồng “Thanh Bình” tỉnh Phú Yên tham gia Hội thi sân khấu Tuồng không chuyên tại tỉnh Khánh Hòa. Biểu diễn vai Nhũ Nương. Đạt kết quả khá.

Năm 2014 biểu diễn 3 vai: Lâm Sanh, Xuân Nương và mẹ Lâm Sanh “trích đoạn bài chòi cổ Lâm sanh- Xuân Nương” và bài chòi cổ “Thoại Khanh Châu Tuấn” tại Nhà Văn hóa Diên Hồng của tỉnh Phú Yên nhân dịp nghệ thuật bài chòi Phú Yên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cũng trong năm này tôi được mời trình diễn bài chòi cổ tại Hội thảo khoa học quốc tế về Nghệ thuật Bài chòi tại tỉnh Bình Định.

Một số vở đã diễn:

        Tuồng:  

                1. Quan Âm Thị Kính                                         Vai          Quan Âm

2. Trảm Trịnh Ân                                                 vai          Đào Tam Xuân

3. Trần Bình Trọng                                             vai          Ái Nương

4. Tam Hạ Nam Đàn                                          vai          Lưu Kim Đính              

5. Phàn Lê Huê                                                    vai          Tiết Đinh San chinh Tây

6. Tiết Nhơn Quý Chinh Đông                          vai          Phàn tổng binh

7. Tiết Cương Chống Búa                  vai          Kỷ Lan Anh

8. San Hậu Thành                                                               vai          Đổng Mẻo (mẹ Đổng Kim Lân)

9. Ngũ Hổ Bình Tây                                           vai          Công chúa Thoại Ba

10. Mũi Tên Vô Đạo                                           vai          Trần Thị Tuyết Nga

11. Tố Đạt Phục Thù                                          vai          Tố Nga

12. Mã Thành Long                                            vai          Mai Hương

14. Diệm Thiên Hùng xử bá đao      vai      Công chúa Kim Hương

15. Tiêu Anh Phụng Loạn Trào                        vai          Tiêu Anh Phụng

16.Theo Chân Đao Phủ Thủ                             vai          Chánh Hậu

17. Kim Phụng Trâm                                          vai          Nhũ Nương

18. Nhị Nữ Chinh Phu                                         vai          Giáng Tuyết 

19. Hoàng Ngọc Hùng                                        vai          Tô Chi Mai

20. Từ Hải Thọ                                                    vai          Tạ Ngọc Dung

21.Gia Đình Ngộ Biến                                        vai          Hồng Ngọc Sương

22. Ngọn Lửa Hồng Sơn                                    vai          Phương Cơ

23. Loạn Tiễn Châu Tiên                                   vai          Kim Anh

24. Tiết Giao Đoạn Ngọc                                   vai          Hồ Nguyệt Cô

Bài chòi cổ:  Thủ diễn 3 vai cùng lúc trong vở Tuồng:

1. Lâm Sanh Xuân Nương: vai:       Lâm Sanh, Xuân Nương, mẹ Lâm Sanh

2. Tam Hạ Nam Đàn: vai: Lưu Kim Đính, Cao Quân Bảo, Lê Sơn Thánh Mẫu

Bên cạnh diễn cùng một lúc 3 vai. tôi còn thủ các vai diễn:

3. Thoại Khanh Châu Tuấn                              vai          Thoại Khanh

4. Lục Vân Tiên                                                   vai          Nguyệt Nga

5.Trần Minh Khổ Chuối                                     vai          Quỳnh Nga

6. Hoàng Lâm Tòng Thọ Nạn                          vai          Kim Cúc

7. Vạn Huê Lầu                                                   vai          Thứ Phi

8. Mười Sáu Năm Thù Hận                               vai          Kim Chi                 

9. Nhị Hoàng Tranh Ngôi                   vai          Kỷ Thu Vân

10. Chàng Nhái Chuyển Tiên                           vai          Cô Huệ

11. Trụ Vương Đắc Kỷ                                       vai          Tô Đắc Kỷ

        III. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG NẮM GIỮ:

                Lý thuyết luyện thanh, thành thạo về kỹ năng thanh nhạc (lời ca)

        Về bài chòi cổ:

Tôi nắm giữ và thực hành thành thục 3 làn điệu là xàng xê, xuân nữ và lạch nô. Xuân nữ thường được thể hiện tinh thần bi quan, thảm, nản. Xàng xê thể hiện tinh thần vui mừng, hoan hỉ. Còn lạch nô có tiết tấu vui nhộn, thường do kép đóng vai quan, quân ca diễn trong các câu hát đối thoại. Chính vì tiết tấu vui nhộn mà trong trò chơi dân gian bài chòi vào các dịp tết đến xuân về, làn điệu lạch nô cũng được sử dụng để hát chúc xuân.

Có thể nói thêm rằng làn điệu Lạch nô ngày nay rất ít nghệ nhân biết cách sử dụng. Đây là một trong những làn điệu cổ rất cần được bảo tồn và truyền dạy cho thế hệ kế cận.

           Hiện nay tôi vẫn nhớ khoảng 10 pho (kịch bản) bài chòi cổ.

                Về tuồng:

        Nắm giữ và thực hành thành thục 12 giai điệu cơ bản: Thán; Xướng; nói lối; nói lối đo; bắc bài nhịp 1 đến nhịp 6; hát nam ai; hát nam xuân; tẩu; phú lục (khách); lý mọi (lý thiên tha); Ngâm; nói lối pop.

IV. KHEN THƯỞNG:

Được giấy khen trong Hội thi sân khấu tuồng không chuyên toàn quốc 2003 tại Khánh Hòa, vai Nhũ Nương; khen thưởng số 42/QĐ-VHTTCS, Hà Nội ngày 30/6/2003, Cục trưởng Văn hóa - Thông tin cơ sở.

V. KỶ LUẬT:

Tôi cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác thực của thông tin đã kê khai và thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và di sản văn hóa sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”./.  

 

Hòa Kiến, ngày 11 tháng 11  năm 2016

Người khai

Trương Thị Hằng

_____________________________

Thống kê truy cập

Đang truy cập:

Hôm nay:

Tháng hiện tại:

Tổng: